Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần an trường an (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.5. Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, nhằm cung cấp thông tin để các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản mà doanh nghiệp có khả năng thanh toán theo giá thực tại thời điểm nghiên cứu ( Nguyễn Năng Phúc, 2013).

Khi phân tích khả năng thanh toán, các nhà phân tích thường dùng các chỉ tiêu phản ánh khả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợ phải trả khi đến hạn thanh toán. Nó được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu cơ bản sau đây:

-“Hệ số khả năng thanh toán”: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán các nguồn có thể huy động dùng để trả nợ và nhu cầu thanh toán các khoản nợ cần phải trả trước mắt hoặc trong thời gian ấn định. Giá trị của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp sẽ không bảo đảm khả năng thanh toán, chỉ tiêu này càng nhỏ thì doanh nghiệp có thể sắp bị giải thể hoặc phá sản, và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán =

Khả năng thanh toán

(1.29) Nhu cầu thanh toán

Trong đó, nhu cầu thanh toán bao gồm: nhu cầu thanh toán ngắn hạn (các khoản phải thanh toán ngay: nợ quá hạn, phải nộp ngân sách, phải trả tiền vay, phải trả người lao động, trả người bán, các khoản nợ đến hạn...), nhu cầu thanh toán dài hạn và các khoản phải thanh toán trong thời hạn tới.

Khả năng thanh toán bao gồm: khả năng thanh toán ngắn hạn và các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới.

- Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn dưới một năm kể từ ngày phát sinh. Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, người ta thường phân tích những chỉ tiêu sau:

“Hệ số khả năng thanh toán nhanh”: cho biết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản công nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào, tuy nhiên nếu cao quá kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ

động, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Còn nếu chỉ tiêu này thấp quá chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán ảnh hưởng đến uy tín, và nếu kéo dài có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tiền và các khoản tương đương tiền

(1.30) Tổng nợ ngắn hạn

“Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”: cho biết với tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn =

Tổng giá trị thuần tài sản ngắn hạn

(1.31) Tổng số nợ ngắn hạn

- Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn: là các khoản nợ mà công ty có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn trên một năm kể từ ngày phát sinh. Nợ dài hạn là một bộ phận của nguồn vốn ổn định dùng để đầu tư các tài sản dài hạn.

Hệ số thanh toán nợ

dài hạn khái quát =

Tổng giá trị thuần của tài sản dài hạn

(1.32) Tổng nợ dài hạn

Chỉ tiêu nàycho biết khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu này càng cao là tốt, góp phần ổn định tình hình tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần an trường an (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)