GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI CHÍNH TỈNH SALAVAN H

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính, tỉnh salavanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 42)

8. Kết cấu luận văn

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI CHÍNH TỈNH SALAVAN H

2.1.1. Đặc điểm tổ chức quản lý

Theo cơ cấu tổ chức chung, mỗi Sở Tài chính cấp tỉnh sẽ gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc phụ trách trực tiếp các cơ quan có chức năng thu và quản lý quỹ NSNN, các bộ phận của Sở Tài chính và các phòng Tài chính các huyện. Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Salavanh được mô tả theo sơ đồ sau:

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Salavanh)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Sở Tài chính tỉnh Salavanh GIÁM ĐỐC SỞ Phòng Tài chính các huyện Không Sê Đôn, Va Py, Ra Khon Phêng Phòng Tài chính các huyện Saravanh, Lầu Ngam Phòng Tài chính các huyện Tùm Lan, Tá Ổi, Sá Muổi Phòng Kế toán Cục Hải quan tỉnh Phòng Quản lý tài sản nhà nước Kho bạc Nhà nước tỉnh Phòng Ngân sách nhà nước Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Thanh tra và Kiểm tra

PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÓ GIÁM ĐỐC 3

Cục Thuế

Giám đốc Sở Tài chính là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.

Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.

Trưởng phòng là người thực hiện các công việc theo chỉ đạo của cấp trên quản lý trực tiếp là Giám đốc Sở hoặc Phó Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ và toàn bộ hoạt động của Phòng trước cấp trên, UBND, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật.

Phó phòng là người hỗ trợ và nhận chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của Phòng.

Cấp nhân sự còn lại là chuyên viên, là cấp nhân sự thấp nhất trong cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính, chuyên viên thực hiện các công việc chuyên môn theo phân công, chỉ đạo trực tiếp của cấp trên trong phòng chuyên môn và các lãnh đạo Sở.

Ngoài ra, các Phòng Tài chính huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của các UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính tỉnh Salavanh. Cơ cấu tổ chức Phòng Tài chính các huyện theo sơ đồ dưới đây.

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Salavanh)

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài chính các huyện thuộc tỉnh Salavanh 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

2.1.2.1. Chức năng

Sở Tài chính tỉnh Salavanh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Salavanh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; NSNN; thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Sở Tài chính tỉnh Salavanh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính nước CHDCND Lào.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Theo quy định tại Điều 83 Luật NSNN CHDCND Lào số 71/QH ngày 16/12/2015, Sở Tài chính tỉnh Salavanh có các nhiệm vụ quản lý NSNN như sau [15]: TRƯỞNG PHÒNG Kho bạc nhà nước huyện Tổ Hành chính - Tổ chức Tổ Quản lý tài sản nhà nước Chi cục Thuế huyện PHÓ PHÒNG 1 PHÓ PHÒNG 2 Tổ Ngân sách nhà nước

- Thực hiện chính sách tiền tệ - NSNN và thực hiện chiến lược trung hạn và dài hạn đã được Chính Phủ và Quốc hội thông qua;

- Cho ý kiến về dự thảo luật và các luật khác trong lĩnh vực tài chính, NSNN;

- Chịu trách nhiệm phổ biến các chính sách tài chính, chiến lược và pháp luật về công tác chuẩn bị, lập NSNN đến các cơ quan, ban ngành các cấp từ xã, huyện, tỉnh trong phạm vi tỉnh;

- Chịu trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn NSNN và các vấn đề tài chính bao gồm cả nhân viên tài chính;

- Quản lý và giám sát việc thực hiện NSNN và tài chính nhà nước của các cơ quan, ban ngành trong phạm vi tỉnh;

- Giám sát, chỉ đạo việc thực hiện các vấn đề tài chính của ngành tài chính và các ngành khác trong phạm vi tỉnh;

- Chỉ đạo công tác chuyên môn, quản lý và đề xuất bổ nhiệm, điều chuyển, kỷ luật hoặc giáng chức nhân sự ngành dọc thuộc Sở Tài chính tỉnh;

- Lập kế hoạch chiến lược và tổ chức công tác đào tạo thường xuyên để phát triển nhân sự của ngành tài chính thuộc Sở Tài chính tỉnh quản lý;

- Phối hợp và hợp tác về công tác lập, quản lý, thực hiện NSNN với các tổ chức, chính phủ nước ngoài theo sự phân công, chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên;

- Tóm tắt, báo cáo việc thực hiện NSNN cho chính quyền tỉnh và Bộ Tài chính một cách thường xuyên;

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của cơ quan cấp trên.

Các nhiệm vụ quản lý nêu trên luôn được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN để đảm bảo thu ngân sách đầy đủ, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.

2.2. THỰC TRẠNG LẬP DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH SALAVANH NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH SALAVANH

2.2.1. Khái quát

2.2.1.1. Cơ sở lập dự toán thu, chi Ngân sách nhà nước

Năm 2020, việc lập dự toán thu, chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Salavanh được căn cứ vào các văn bản luật và dưới luật hiện hành.

Công tác lập dự toán thu, chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Salavanh được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN số 71/QH ngày 16/12/2015và các văn bản hướng dẫn Luật về quy trình, thời hạn, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán, giải trình; đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện theo quy định của Luật NSNN; mục tiêu, nhiệm vụ của các kế hoạch 05 năm đã được phê duyệt; phù hợp với định hướng phát triển và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho tỉnh Salavanh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ [15].

Hiện nay, các văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước ban hành về quy định, hướng dẫn lập dự toán thu, chi NSNN của CHDCND Lào và của tỉnh Salavanh năm 2020 đang được sử dụng gồm:

- Nghị quyết số 09/QH ngày 24/04/2016 của Quốc hội về tầm nhìn thực hiện đến năm 2030, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2016 - 2025) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 8 (2016 - 2020) [13];

- Nghị quyết số 014/QH, ngày 24/04/2016 của Quốc hội thông qua sửa đổi vĩ mô Kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia bốn năm (2017 - 2020), ngân sách nhà nước và Kế hoạch tiền tệ năm năm lần thứ 7 (2016 - 2020) [14];

- Nghị định số 560/TT ngày 31/12/2018 của Chính phủ quy định về tổ chức lập dự toán phát triển kinh tế xã hội và lập dự toán NSNN năm 2019 [5];

- Thông tư số 0018/BTC ngày 03/01/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 560/2018/NĐ-CP ngày 31/01/2018 của Chính phủ chỉ đạo thực hiện NSNN năm 2019 [1];

lập dự toán NSNN năm 2020 [2];

- Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 15/01/2020 của UBND tỉnh Salavanh về Ban hành hướng dẫn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và NSNN năm 2020 [19];

- Văn bản số 138/STC ngày 30/12/2019 của Sở Tài chính tỉnh Salavanh về Báo cáo tình hình thực thu chi ngân sách tài chính năm 2019 và kế hoạch tài chính năm 2020 [16].

Một mục tiêu quan trọng mà Chính phủ đề ra trong văn bản chỉ đạo lập dự toán thu, chi NSNN năm 2020 đó là giữ cho thâm hụt NSNN năm 2020 trong khuôn khổ Quốc hội đã phê chuẩn là không quá 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 [5].

2.2.1.2. Quy trình lập dự toán thu, chi Ngân sách nhà nước

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Salavanh)

Sơ đồ 2.3: Quy trình lập dự toán thu, chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Salavanh SỞ TÀI CHÍNH TỈNH SALAVANH (3) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG TỈNH SALAVANH (2) (1) BỘ TÀI CHÍNH

Giải thích quy trình:

(1) Vào tháng 3 hàng năm, căn cứ quy định của Luật NSNN về triển khai lập dự toán thu, chi NSNN cho năm sau, Sở Tài chính tỉnh Salavanh gửi thông báo đến tất cả các cơ quan trong tỉnh để triển khai thực hiện lập dự toán thu, chi NSNN năm sau cho tỉnh Salavanh. Tại thời điểm này, nếu Chính phủ chưa ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán thu, chi NSNN năm sau, Sở Tài chính tỉnh sẽ hướng dẫn các đơn vị trong tỉnh tạm lập dự toán căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Salavanh cho giai đoạn năm năm đang thực hiện và dự toán thu, chi NSNN năm nay đã được Quốc hội, HĐND tỉnh Salavanh thông qua.

(2) Khi Chính phủ và Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn chính thức thì Sở Tài chính tỉnh Salavanh sẽ thông báo bổ sung để các đơn vị cập nhật lại dữ liệu của mình.

(3) Sau khi đã rà soát dữ liệu lập dự toán của các cơ quan, đơn vị, Sở Tài chính tỉnh Salavanh sẽ chính thức trình lên UBND tỉnh để báo cáo và trình HĐND tỉnh để phê duyệt ngân sách hàng năm của tỉnh và đồng thời gửi báo cáo lên Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6.

2.2.2. Lập dự toán thu Ngân sách nhà nước

Tại Sở Tài chính tỉnh Salavanh, thực trạng lập dự toán thu Ngân sách nhà nước được thực hiện theo đúng quy trình chung do Nước CHDCND Lào quy định. Cụ thể:

Năm 2020, CHDCND Lào tiếp tục quy định lập dự toán NSNN giống như năm 2019 và sử dụng Nghị định số 560/TT ngày 31/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức lập dự toán phát triển kinh tế xã hội và lập dự toán NSNN năm 2019 [5] căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn đã được Quốc hội thông qua. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 1670/BTC ngày 30/06/2019 hướng dẫn lập dự toán NSNN năm 2020 [2] chỉ đạo việc lập dự toán thu, chi NSNN năm 2020 và công bố dự

báo trần ngân sách trung hạn cho các cấp từ trung ương đến địa phương làm cơ sở cho việc lập dự toán;

Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính, sau khi các cơ quan Chính phủ và đơn vị liên quan khác ở cấp trung ương phối hợp với các ủy ban thuộc Quốc hội và các ủy ban khác có liên quan để nghiên cứu, xây dựng và phân bổ dự toán thu, chi NSNN thuộc phạm vi phụ trách, HĐND tỉnh Salavanh nghiên cứu, xây dựng và phân bổ dự toán thu, chi NSNN cho các huyện và các đơn vị trong tỉnh.

Sau khi HĐND tỉnh Salavanh phân bổ dự toán thu, chi cho các huyện và các đơn vị trong tỉnh, Sở Tài chính gửi công văn hướng dẫn các huyện và các đơn vị trong tỉnh tạm lập dự toán căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cho giai đoạn năm năm đang thực hiện và dự toán thu, chi NSNN năm nay đã được Quốc hội, HĐND tỉnh Salavanh thông qua.

Sở Tài chính tỉnh Salavanh hướng dẫn lập dự toán thu, chi cho từng huyện, đơn vị trong tỉnh căn cứ vào kế hoạch thu, chi thường xuyên và tách ra cho từng đơn vị ngân sách nhà nước, từng sở, huyện.

Với các khoản thu, tại tỉnh Salavanh, mỗi khoản thu được quy định rõ do từng huyện hay các cơ quan đơn vị trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ thu. Vì vậy, việc lập dự toán các khoản thu được giao cho Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Thể thao, các cơ quan thu và 8 huyện Saravanh, Lầu Ngam, Va Py, Không Sê Đôn, Ra Khon Pheeng, Tùm Lan, Tá Ổi, Sá Muổi thực hiện tương ứng với từng khoản thu được giao nhiệm vụ thu. Cụ thể:

- Đối với khoản thu thuế: việc lập dự toán sẽ do Sở Tài chính và các huyện thực hiện trên cơ sở các khoản thu thuế của năm trước và dự tính trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Khoản thu phí, lệ phí đất được thực hiện tại các huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường, vì lĩnh vực đất đai sẽ liên quan đến hoạt động của các cơ quan,

đơn vị này, do đó việc lập dự toán thu phí và lệ phí đất được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường và 8 huyện thực hiện.

- Với khoản thu phí và lệ phí phát sinh khi nhân dân cần thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan thu và các huyện, do đó việc lập dự toán thu khoản này sẽ do các cơ quan thu và 8 huyện phụ trách.

- Khoản thu phí dịch vụ chủ yếu phát sinh liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục, thể thao và một số dịch vụ công tại các UBND huyện, do đó việc lập dự toán khoản thu này được giao cho Sở Y tế và Sở Giáo dục và Thể thao, các cơ quan còn lại và 8 huyện. Trong đó, phát sinh nhiều nhất tại Sở Y tế và Sở Giáo dục và Thể thao, còn các cơ quan còn lại và 8 huyện cũng có phát sinh nhưng không nhiều.

- Về khoản thu quản lí tài sản, là khoản chỉ xuất hiện tại Sở Tài chính, một số cơ quan và các huyện, do đó Phòng Quản lý tài sản Nhà nước thuộc Sở Tài chính được giao nhiệm vụ lập dự toán. Với khoản này thì các cơ quan còn lại và 8 huyện cũng có lập dự toán phát sinh nhưng với cón số khá nhỏ.

- Khoản thu về bảo hiểm phát sinh tại tỉnh Salavanh hiện chỉ có tiền bảo hiểm xe cơ giới đường bộ do Sở Giao thông Vận tải thực hiện nhiệm vụ thu trong năm, do đó Sở Giao thông Vận tải sẽ chịu trách nhiệm lập dự toán căn cứ trên thông tin quản lý xe cơ giới tại Sở.

Quá trình lập dự toán các khoản thu NSNN được tiến hành tại từng Sở ban ngành trong tỉnh Salavanh, 8 huyện thuộc tỉnh, các phòng ban tại Sở Tài chính và sau đó được gửi lên Sở Tài chính để rà soát, tổng hợp lên các bảng số liệu cụ thể qua các số liệu mô tả ở những phần tiếp theo. Các bảng số liệu này sẽ là con số tổng hợp để trình HĐND tỉnh phê duyệt.

Tháng 3/2020, căn cứ vào số liệu tổng hợp dự toán thu NSNN năm 2019 của tỉnh Salavanh (Bảng 2.1), chuyên viên Sở Tài chính sẽ lập dự toán thu NSNN năm 2020.

Bảng 2.1: Tổng hợp dự toán thu NSNN tỉnh Salavanh năm 2019

ĐVT: triệu Kip

STT Nội dung Toàn

tỉnh Hành chính tỉnh Sở Giáo dục và Thể thao Sở Y Tế Tổng thu (I+II) 188.796 188.796 533 31.293 I. Thu NS trung ương 52.208 52.208 - -

1 Thuế - - - -

2 Hải quan 52.208 52.208 - -

- Cục Hải quan 12.844 12.844

- Cửa khẩu địa phương 39.364 39.364

3 Thu tài sản nhà nước - -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính, tỉnh salavanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 42)