Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty cổ phần cảng thị nại bình định (Trang 45 - 49)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định

Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định được quản lý theo mô hình:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG THỊ NẠI

Ghi chú :

Chỉ đạo trực tuyến: Quan hệ phối hợp : Kiểm tra, giám sát :

(Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính)

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty

Hội đồng quản trị

Giám đốc

P. Giám đốc Kinh doanh P. Giám đốc Kỹ thuật

Phòng Kỹ Thuật Phòng Kế toán Phòng TC Hành chính Phòng kinh doanh Phòng điều độ & xếp dỡ Đội Bảo vệ Tổ thu phí CSHT Đội Giao nhận Đội Cơ giới Xưởng sửa chữa Tổ đóng bao Tổ công cụ

Ban Kiểm soát

Đội Bốc xếp Đại hội đồng cổ đông

Chức năng và nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong bộ máy quản lý * Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.

Đại hội đồng cổ đông thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập và tổ chức tại một địa điểm ở Việt Nam do Hội đồng quản trị quy định tùy từng thời điểm. Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ này quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Các kiểm toán viên độc lập được mời tham dự đại hội để tư vấn cho việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.

* Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề về mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

*Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý trong điều hành hoạt động kinh doanh. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Giám đốc.

*Ban điều hành: bao gồm Giám đốc, các Phó giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm chịu trách nhiệm và chịu sự điều hành của HĐQT. Giám đốc điều hành quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

xuất chính của Công ty, tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong công tác: tổ chức bốc xếp, giao nhận, bảo quản hàng hóa, lưu kho bãi, sắp xếp cầu bến, kho hàng, trang thiết bị bốc xếp. Bao gồm tổ điều độ, đội cơ giới, đội giao nhận, đội bốc xếp và xưởng sửa chữa có những chức năng cụ thể sau:

- Tổ điều độ: phụ trách điều tàu và điều động các bộ phận khác vào máng ka xếp dỡ.

- Đội cơ giới: phụ trách vận hành các thiết bị xếp dỡ

- Đội giao nhận: phụ trách kiểm đếm, cân hàng và giao nhận hàng giữa chủ hàng và xe, tàu

- Đội bốc xếp: toàn bộ lực lượng công nhân bốc xếp thực hiện công tác bốc xếp hàng hóa.

- Xưởng sửa chữa: phụ trách sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị vận chuyển và xếp dỡ

*Phòng kinh doanh: do Phó Giám đốc kinh doanh trực tiếp quản lý là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác dịch vụ cảng biển trên cơ sở chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định. *Phòng kế toán: do Kế toán trưởng quản lý tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực công tác tài chính, công tác kế toán tài vụ, công tác kiểm soát nội bộ, công tác quản lý tài sản, công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế, kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty, quản lý vốn và tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm quản lý tổ thu phí cơ sở hạ tầng phụ trách thu phí các xe ra vào cổng cảng.

*Phòng Kỹ thuật: do Phó Giám đốc kỹ thuật quản lý có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về quy trình công nghệ, quản lý kỹ thuật, phương

tiện thiết bị, công tác sửa chữa. Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào quy trình xếp dỡ của Công ty. Đào tạo và nâng cấp bậc kỹ thuật cho công nhân trực tiếp.

*Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty về các mặt công tác tổ chức cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, hợp đồng lao động, đào tạo, khen thưởng - kỷ luật, quản lý lao động, tiền lương, định mức và tổ chức lao động khoa học, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo hộ lao động. Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động trong Công ty. Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm quản Tổ bảo vệ với nhiệm vụ tổ chức xây dựng, thiết lập các quy định, quy trình kiểm soát an ninh trật tự, bảo vệ tài sản và phối hợp cùng các bộ phận liên quan tăng cường giữ gìn nề nếp, kỷ cương theo nội quy, quy chế của Công ty; tham mưu và tổ chức xử lý các vụ việc vi phạm, gây rối và thất thoát tài sản của Công ty theo chỉ đạo. Báo cáo, đề xuất phương hướng, biện pháp giải quyết kịp thời các tình huống xấu xảy ra ảnh hưởng đến an ninh trật tự cảng, đến hoạt động SXKD; tham gia tập huấn công tác PCCN, nghiệp vụ PCCN, bảo vệ, an ninh quốc phòng do Công ty và cơ quan chức năng tổ chức; quản lý, sử dụng và bảo trì các phương tiện dụng cụ PCCC, phương tiện bảo vệ theo đúng quy định của Công ty đề ra.

Bộ máy tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến, chức năng trong đó Giám đốc là người có quyền ra quyết định cao nhất.

Cơ cấu tổ chức của công ty có ưu điểm và nhược điểm sau: * Ưu điểm:

- Mô hình tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, trong đó Giám đốc là người có quyền ra quyết định cao nhất. Cách tổ chức này một mặt nó đảm bảo hoạt động quản lý của Công ty là thống nhất từ cấp cao nhất xuống thấp nhất.

Mặt khác, mỗi phòng ban chức năng mà đứng đầu là các trưởng phòng nhận quyết định công việc từ các phó giám đốc và bố trí nhiệm vụ theo từng lĩnh vực cụ thể. Do vậy, khả năng làm việc theo từng lĩnh vực của họ là rất tốt.

- Với chức năng, nhiệm vụ của công ty thì cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng là tương đối hợp lý.

* Nhược điểm:

- Nếu theo sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty, thì việc phân chia chức năng các Phó Giám đốc là chưa hợp lý. Bởi vì, ở đây mỗi Phó Giám đốc chỉ có thể thực hiện một chức năng.

- Mỗi phòng ban trong Công ty chỉ chịu sự chỉ đạo của một Phó Giám đốc, điều này có thể dẫn đến tình trạng các phòng ban tách rời, không có sự liên kết với nhau.

- Mỗi Phó Giám đốc có thể chỉ đạo một phòng ban, điều này khiến cho mỗi Phó Giám đốc không nắm bắt nhiều về con người cũng như công việc tổng thể của Công ty khiến cho ý kiến đề xuất cho Giám đốc không được toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty cổ phần cảng thị nại bình định (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)