7. Kết cấu của đề tài
2.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán
2.2.6.1. Thực trạng công tác kiểm tra kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định
Kiểm tra kế toán là một công việc cần thiết, giúp điều chỉnh kịp thời công tác kế toán nếu có sai lệch, thiếu sót trong quá trình thực hiện. Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định hiện tại công tác kiểm tra kế toán do kế toán phần hành tự kiểm tra ngay từ khi thực hiện giao dịch và tổng hợp số liệu, sau đó kế toán trưởng kiểm tra lại nhằm đảm bảo tính hợp lý, trung thực, chính xác và khách quan cho công tác kế toán.
Việc kiểm tra kế toán được thực hiện chặt chẽ ở từng công đoạn như lập, tiếp nhận chứng từ kế toán, kiểm tra việc lựa chọn tài khoản kế toán để xử lý nghiệp vụ thông qua sổ kế toán, việc đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán của các kế toán phần hành giúp phát hiện kịp thời các lỗi về sai sót trong định khoản kế toán. Việc kiểm tra sổ kế toán thực hiện bỡi kế toán phụ trách phần hành và kế toán tổng hợp, kế toán trưởng kiểm tra và phê duyệt lại. Mặt khác, công ty có bộ phận kiểm soát nên các số liệu kế toán càng có độ tin cậy cao.
Hiện tại trong thực tế công ty áp dụng một số biện pháp kiểm soát như sau: Mọi khoản thu tiền mặt đều nộp vào quỹ và nộp ngay vào ngân hàng trong ngày để tránh mất mát tiền và không để tiền mặt tồn đọng quỹ quá nhiều.
ký duyệt chi của kế toán thanh toán, kế toán trưởng và Giám đốc.
Hầu hết các khoản chi đều được thanh toán qua ngân hàng, hạn chế chi bằng tiền mặt
Thường xuyên kiểm tra đối chiếu các ngân hàng về các khoản tiền phát sinh, số dư tiền ngân hàng so với sổ phụ hay bảng sao kê ngân hàng.
Thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu ở sổ chi tiết nguyên vật liệu giữa phòng vật tư và kế toán vật tư.
Định kỳ kiểm kê và đối chiếu công nợ theo quy định.
Với việc tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung, thực hiện hoàn chỉnh các nghiệp vụ nên việc kiểm tra sẽ do các nhân viên kế toán thực hiện ban đầu. Làm đến đâu kiểm tra đến đó trước khi nộp báo cáo cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng căn cứ vào đây kiểm tra tính chính xác và hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phê duyệt.
Hiện nay, tại công ty kiểm tra chứng từ kế toán rất được xem trọng vì kiểm tra chứng từ kế toán là nội dung chủ yếu của việc kiểm tra ban đầu trong nội bộ đơn vị. Kiểm tra chứng từ có ý nghĩa hàng đầu vì nó gắn liền với việc kiểm tra từng nghiệp vụ kế toán cụ thể để phục vụ cho việc kiểm tra thường kỳ và bất thường của công ty.
Chứng từ kế toán tại công ty được kiểm tra chủ yếu với các nội dung sau: Kiểm tra nội dung chứng từ xem các hoạt động kinh tế tài chính ghi trong chứng từ có hợp pháp hay không, nghĩa là xem chứng từ kế toán đó có đúng sự thật, đúng chế độ thể lệ hiện hành, phù hợp với định mức, dự toán đã phê duyệt hay không.
Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nghĩa là chứng từ có hội đủ những yếu tố cần thiết theo quy định của pháp lý và chữ ký của từng người có thẩm quyền trên chứng từ.
Đối với những chứng từ tổng hợp và chứng từ ghi sổ phải đối chiếu với chứng từ gốc, xác định rõ cơ sở và phương pháp tính toán theo từng nghiệp vụ kinh tế. Đối với các chứng từ ghi sổ cần xem định khoản kế toán có đúng với tính chất và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay không.
Kiểm tra việc ghi chép từng chứng từ vào sổ kế toán: kiểm tra việc vào sổ kế toán của các chứng từ có đúng sự thật, đúng chứng từ kế toán và rành mạch.
Ngoài công tác kiểm tra chứng từ kế toán công ty còn kiểm tra:
Tổ chức bộ máy kế toán: Kiểm tra việc phân công, phân nhiệm, lề lối làm việc của bộ máy kế toán để đảm bảo chất lượng công việc theo yêu cầu quản lý.
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và việc chuẩn bị lên kế hoạch kiểm tra đúng trình tự, đối tượng, nội dung, thời gian,…
Ở Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định nếu việc kiểm tra liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau sẽ do kế toán trưởng phối hợp các phòng ban liên quan như phòng kinh doanh, phòng điều độ xếp dỡ, phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật.
2.2.6.2. Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định
Ưu điểm
Các nhân viên kế toán tự kiểm tra chéo lẫn nhau theo quy trình đã được xây dựng và kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra theo dõi tránh được sai sót, tạo điều kiện vững chắc trong việc nâng cao chất lượng công tác kế toán.
Nhược điểm
Công ty lập kế hoạch kiểm tra kế toán chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc kiểm tra như phạm vi, trình tự, nhân sự, thời hạn, thời gian, nội dung, kết luận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương hai tập trung vào việc phản ánh thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định. Để nghiên cứu vấn đề này tác giả đã đi từ tổng quan về công ty như đặc điểm hình thành và phát triển; cơ cấu tổ chức của Công ty đến thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định: Tác giả đã mô tả cụ thể về thực tế và ưu nhược điểm của tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo kế toán và thực tế công tác kiểm tra kế toán của công ty.
Trong chương hai tác giả đã tập trung tìm hiểu về thực trạng về tổ chức công tác kế toán bằng các phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp. Từ đó đưa ra nhận xét những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tại công ty nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Thị Nại Bình Định.
Để hoàn thiện những mặt chưa được, tác giả đã đề xuất một số giải pháp được trình bày trong chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG THỊ NẠI
BÌNH ĐỊNH