Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến tổn thất khối lượng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin xử lý sau thu hoạch đến một số chỉ tiêu hoá sinh của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản (Trang 50 - 53)

4. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến tổn thất khối lượng của

quả bơ trong thời gian bảo quản và chín

Hao hụt khối lượng tự nhiên là một hiện tượng tất yếu xảy ra trong bảo quản rau quả nói chung và quả bơ nói riêng. Hiện tượng giảm khối lượng tự nhiên ở quả bơ là do sự thoát hơi nước cùng với sự tiêu hao chất hữu trong quá trình hô hấp ở quả. Sự tổn thất khối lượng trong thời gian bảo quản và chín của quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, vùng khí hậu, mức độ nguyên vẹn, độ chín, công nghệ và thời gian bảo quản.

Để tìm hiểu vai trò của melatonin ảnh hưởng đến tổn thất khối lượng của quả bơ trong thời gian bảo quản và chín, chúng tôi đã tiến hành ngâm quả bơ trong dung dịch melatonin với nồng độ 0,1 mM và 0,5 mM trong 2 giờ.

Sự ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến tổn thất khối lượng của quả bơ trong thời gian bảo quản và chín được trình bày ở bảng 3.4.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy tổn thất khối lượng của quả bơ tăng dần theo thời gian trong quá trình chín ở tất cả các mẫu thí nghiệm, thời gian bảo quản càng dài thì hao hụt khối lượng càng tăng, nhưng có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ tổn thất giữa mẫu đối chứng (không có xử lý melatonin) và các mẫu có xử lý melatonin với nồng độ khác nhau qua các thời điểm lấy mẫu. Trong

đó, mẫu đối chứng có tỷ lệ tổn thất khối lượng cao nhất, lên đến 19,82% sau 12 ngày thu hoạch. Khi theo dõi vào cùng thời điểm này, các mẫu có xử lý melatonin có tỷ lệ tổn thất khối lượng thấp hơn nhiều so với đối chứng với các giá trị lần lượt là 17,87% và 15,23% tương ứng với các nồng độ melatonin 0,1mM và 0,5 mM. Điều đó chứng tỏ xử lý melatonin có tác dụng làm giảm sự hao hụt khối lượng trong quá trình bảo quản và chín của quả bơ. Đặc biệt công thức thí nghiệm xử lý melatonin 0,5 mM hiệu quả hơn so với 0,1mM ở tất các các thời điểm nghiên cứu trong quá trình chín của quả bơ, làm giảm đến 4,59% hao hụt khối lượng so với đối chứng (không xử lý melatonin) sau 12 ngày thu hoạch.

Bảng 3.4. Tổn thất khối lượng của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động của melatonin ngoại sinh (%)

Ngày sau thu hoạch Tổn thất khối lượng (%) Đối chứng ML 0,1 mM ML 0,5 mM LSD CV% 2 3,0a ± 0,12 2,46b ± 0,08 2,13c ± 0,06 0,0462 3,55 4 6,24a ± 0,05 4,96b ± 0,09 4,65c ± 0,07 0,0355 1,31 6 10,23a ± 0,07 8,63b ± 0,05 8,24c ± 0,05 0,0276 0,60 8 14,46a ± 0,08 12,71b ± 0,09 11,54c ± 0,06 0,035 0,53 10 17,45a ± 0,09 15,26b ± 0,07 13,65c ± 0,08 0,0427 0,54 12 19,82a ± 0,06 17,87b ± 0,07 15,23c ± 0,07 0,0333 0,37 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng biểu thị sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Trong quá trình chín của quả bơ, từ thời điểm 4 ngày đến 8 ngày sau thu hoạch, các công thức thí nghiệm đều có tốc độ tổn thất khối lượng cao nhất và sau thời điểm đó thì tốc độ hao hụt có xu hướng giảm dần trong quá

trình chín. Cụ thể, tại thời điểm 6 ngày sau thu hoạch, tốc độ tổn thất khối lượng tăng lần lượt là 3,99% ở mẫu đối chứng, tăng 3,67% ở mẫu 0,1mM và tăng 3,59% ở mẫu 0,5 mM so với 4 ngày sau thu hoạch. Tương tự, tại thời điểm 8 ngày sau thu hoạch, tốc độ tổn thất tăng lần lượt là 4,23% (đối chứng), 4,08% (mẫu 0,1 mM) và 3,3% (mẫu 0,5 mM). So với thời điểm 8 ngày sau thu hoạch, tốc độ tổn thất khối lượng chỉ tăng 2,99% (đối chứng), 2,5% (mẫu 0,1 mM) và 2,11% (mẫu 0,5 mM) ở 10 ngày sau thu hoạch và sau 12 ngày thu hoạch thì tốc độ tổn thất khối lượng cũng diễn ra tương tự. Điều này là do trong quá trình chín, trong khoảng thời gian này, quả bơ có cường độ hô hấp mạnh chuẩn bị đạt đỉnh hô hấp đột biến tại thời điểm 6 ngày sau thu hoạch (dẫn liệu từ nghiên cứu về cường độ hô hấp và tốc độ sản sinh ethylene của đề tài chưa công bố), tiêu hao nhiều vật chất hữu cơ nên tốc độ tổn thất khối lượng tăng cao, sau khoảng thời gian này, cường độ hô hấp giảm mạnh dẫn đến tốc độ tổn thất có xu hướng giảm dần. Đặc biệt nghiệm thức xử lý melatonin 0,5mM có tốc độ tổn thất khối lượng giảm nhiều hơn so với 0,1mM, sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.

Như vậy, việc xử lý melatonin ở nồng độ thích hợp đã làm giảm tỷ lệ tổn thất khối lượng của quả bơ 034 sau thu hoạch. Tác động tích cực của việc xử lý melatonin ngoại sinh đến tổn thất khối lượng đã được báo cáo ở quả đào [32], quả dâu tây [37] và quả xoài [45].

Quả giảm trọng lượng có thể do mất nước trên bề mặt quả, chủ yếu liên quan đến những thay đổi trong thành phần lớp biểu bì, ngoài ra các kênh nước aquaporin là nhân tố góp phần vào sự mất nước khi lớp biểu bì mất tính toàn vẹn. Việc xử lý melatonin đã làm tăng sự biểu hiện của gen CER1 (tổng hợp sáp) và GPAT4/8 (đơn phân cutin) do các quá trình trao đổi chất như hô hấp và thoát hơi nước đồng thời giảm biểu hiện các gen mã hóa aquaporin ở màng sinh chất trong suốt quá trình bảo quản quả cherry [39].

Tác dụng tích cực của melatonin đối với việc ngăn ngừa giảm tổn thất khối lượng có thể là do tác dụng tích cực đến đặc tính bề mặt vỏ quả, điều này rất quan trọng để giảm sự hao hụt khối lượng [37].

Sự biến động về tỷ lệ tổn thất khối lượng của quả bơ trong quá trình chín ở các công thức thí nghiệm dưới tác động melatonin ngoại sinh được thể hiện ở biểu đồ 3.1.

Thời gian sau thu hoạch (ngày)

0 2 4 6 8 10 12 14 Tổ n th ất k hố i l ư ợ ng (% ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 Đối chứng Melatonin 0,1 mM Melatonin 0,5 mM

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến tổn thất khối lượng của quả bơ 034 trong quá trình chín và bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin xử lý sau thu hoạch đến một số chỉ tiêu hoá sinh của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)