Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng chất khô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin xử lý sau thu hoạch đến một số chỉ tiêu hoá sinh của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản (Trang 53 - 56)

4. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng chất khô

tan của quả bơ trong thời gian bảo quản và chín

Hàm lượng chất khô hòa tan là thuộc tính chất lượng có liên quan đến chỉ số độ chín của quả, là một trong những chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá chất lượng quả bơ trong quá trình chín và bảo quản. Sự biến động về hàm lượng chất khô hòa tan của quả có liên quan chặt chẽ với quá trình chín và

cường độ hô hấp của quả. Sự biến đổi về hàm lượng chất khô hòa tan trong quá trình chín của quả bơ được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hàm lượng chất khô hòa tan của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động của melatonin ngoại sinh

Ngày sau thu hoạch

Hàm lượng chất khô hòa tan (%)

Đối chứng ML 0,1 mM ML 0,5 mM LSD CV% 0 5,63 ± 0,09 2 6,8a ± 0,09 6,7b ± 0,07 5,73c ± 0,07 0,0769 1,22 4 8,32b ± 0,07 8,47a ± 0,11 6,7c ± 0,10 0,0869 1,13 6 10,86a ± 0,07 10,47b ± 0,09 7,47c ± 0,10 0,0698 0,74 8 8,53c ± 0,09 8,67b ± 0,07 10,57a ± 0,11 0,0921 1,01 10 6,03c± 0,10 6,23b ± 0,07 8,33a ± 0,09 0,0769 1,14 12 4,47c ± 0,07 4,53b ± 0,07 5,63a ± 0,07 0,0639 1,33 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng biểu thị sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Từ kết quả của bảng 3.5, chúng tôi nhận thấy trong quá trình chín, hàm lượng chất khô hòa tan của quả bơ 034 có xu hướng tăng lên trong thời gian đầu và sau đó lại giảm xuống ở tất cả các công thức thí nghiệm. Tuy nhiên, hàm lượng chất khô hòa tan có sự biến động khác nhau ở các công thức thí nghiệm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cụ thể như sau:

Ở công thức đối chứng và xử lý melatonin 0,1 mM, hàm lượng chất khô hòa tan tăng nhanh và đạt cực đại tại giá trị 10,86% (đối chứng) và 10,47% (0,1 mM) sau 6 ngày thu hoạch. Sau thời điểm 6 ngày thì hàm lượng chất khô hòa tan giảm xuống chỉ còn 4,47% (đối chứng) và 4,53% (0,1 mM) sau 12 ngày thu hoạch. Tuy nhiên, công thức xử lý melatonin 0,5 mM có hàm lượng chất khô

hoà tan tăng chậm hơn qua các thời điểm nghiên cứu và kéo dài đến 8 ngày mới đạt giá trị cực đại là 10,57%. Sau thời điểm này, hàm lượng chất khô hòa tan cũng giảm nhưng giảm ít hơn so với công thức đối chứng và công thức xử lý melatonin 0,1 mM, đạt 5,63% sau 12 ngày thu hoạch.

Sự gia tăng chỉ số hàm lượng chất khô hòa tan trong quá trình chín của quả bơ chủ yếu là do sự tích lũy các đường tan, diễn ra dưới sự phân giải tinh bột mà quả tích trữ. Sự tích lũy đường trong thời kì chín tăng mạnh không chỉ do sự đường hóa tinh bột mà còn do sự thủy phân hemicellulose và protopectin. Khi bị thủy phân, hemicellulose tạo thành các đường xilose, manose, galactose, arabinose đã làm cho hàm lượng chất khô tăng lên và đạt giá trị cực đại. Trong quá trình chín, các acid hữu cơ cũng được chuyển hóa thành đường dưới tác dụng của enzyme nên hàm lượng acid tổng số trong quả chín giảm (phù hợp với sự biến động về hàm lượng acid tổng số trong nghiên cứu của chúng tôi). Sau khi quả đã chín hoàn toàn thì các chất khô hòa tan như đường, acid và các sản phẩm trao đổi chất trung gian vẫn phải tham gia vào chu trình Krebs để cung cấp năng lượng nhằm duy trì hoạt động sống bình thường của quả, trong khi sự tiêu hao này không được đền bù trở lại bởi quá trình chín đồng thời quá trình thủy phân chất hữu cơ tăng lên, các thành phần khác trong nội bào bị phá hủy dẫn đến nồng độ chất khô hòa tan giảm xuống [6], [45]. Hàm lượng chất khô hòa tan trong quả bơ ở công thức đối chứng và xử lý melatonin 0,1 mM tăng nhanh và đạt giá trị cực đại trong thời gian ngắn, dẫn đến giảm thời gian bảo quản sau thu hoạch, đây là điều không mong muốn.

Hàm lượng chất khô hòa tan của quả bơ ở công thức xử lý melatonin 0,5 mM có tốc độ tăng chậm trong quá trình chín, sau 6 ngày đạt 7,47%, thấp hơn 3,39% so với CTĐC và 3% so với công thức xử lý melatonin 0,1mM, chứng tỏ melatonin có thể làm chậm quá trình chín của quả bơ và thời hạn sử dụng lâu hơn [37].

Như vậy việc xử lý melatonin 0,5 mM có hiệu quả trong việc kìm hãm sự gia tăng hàm lượng chất khô hòa tan trong quá trình chín của quả bơ, duy trì được hàm lượng chất khô hòa tan cao nhất trong thời gian bảo quản và chín của của quả bơ.

Sự biến động về hàm lượng chất khô hòa tan của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản dưới tác động của melatonin ngoại sinh được thể hiện ở biểu đồ 3.2.

Thời gian sau thu hoạch (ngày)

0 2 4 6 8 10 12 14 H àm lư ợ n g c h ất k h ô h òa t an (% ) 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đối chứng Melatonin 0,1 mM Melatonin 0,5 mM

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng chất khô hòa tan của quả bơ 034 trong quá trình chín và bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin xử lý sau thu hoạch đến một số chỉ tiêu hoá sinh của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản (Trang 53 - 56)