7. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ
dịch vụ
Quá trình phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã nảy sinh nền sản xuất hàng hoá. Quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, trao đổi và tiêu dùng. Tiền tệ ra đời đã làm cho quá trình trao đổi mang hình thái mới là lưu thông hàng hoá với hai thái cực là mua và bán. Thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá này là những thương nhân và như vậy thương mại trở thành một lĩnh vực kinh doanh. Quy luật chi phối của hoạt động thương mại là quy luật mua rẻ bán đắt. Tiền được dùng để mua hàng hoá rồi sau đó
bán lại với giá cao hơn, lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Như vậy doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận.
Chức năng của doanh nghiệp thương mại:
Doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá nên có một số đặc điểm sau:
- Chức năng lưu chuyển hàng hoá trong nền kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội. Đây là chức năng xã hội của doanh nghiệp thương mại. Để thực hiện tốt chức năng này thì doanh nghiệp phải nghiên cứu nắm vững thị trường, huy động và sử dụng tốt các nguồn hàng, tổ chức các mối quan hệ giao dịch thương mại, đảm bảo việc phân phối hàng hoá thông qua các kênh phân phối.
- Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Chức năng này thể hiện thông qua việc doanh nghiệp thực hiện phân loại hàng hoá, đóng gói bao bì hàng hoá, ghép đồng bộ sản phẩm, bảo quản và vận chuyển hàng hoá. Khi thực hiện chức năng này, doanh nghiệp sẽ duy trì và nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường của hàng hoá.
- Chức năng tiếp theo của các doanh nghiệp thương mại là chức năng thực hiện hàng hoá. Mục đích của các doanh nghiệp thương mại không phải là mua hàng hoá mà là mua để bán. Khi mua hàng hoá, các doanh nghiệp thương mại đã làm chức năng tiêu thụ hàng hoá cho sản xuất. Mục đích của doanh nghiệp là thu lợi nhuận, muốn thu được lợi nhuận thì phải bán được hàng hoá và giá bán phải cao hơn giá mua cộng với chi phí khác. Nếu không bán được hàng hoá hoặc bán với giá thấp hơn giá mua thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ có thể dẫn tới phá sản.
- Chức năng cuối cùng của doanh nghiệp thương mại là tổ chức sản xuất. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hoá sẽ không chỉ tác động đến quá trình lưu thông hàng hoá mà thông qua các hoạt động mua bán đó, doanh nghiệp tác động đến quá trình tái sản xuất. Hoạt động thương mại có thể tác động thúc đẩy tái sản xuất hoặc gây đình trệ sản xuất.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại
Hoạt động kinh doanh phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thoả đáng quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh và chủ thể khác theo nguyên tắc bình đẳng và có lợi.
Bảo toàn, tăng tưởng vốn và mở rộng quy mô kinh doanh, chăm lo đời sống của người lao động trong doanh nghiệp, tạo đủ việc làm, tăng thêm thu nhập, thực hiện phân phối công bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Tuân thủ các quy định của nhà nước về môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh và trật tự xã hội, chấp hành các quy định về chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Doanh nghiệp thương mại còn có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đẩy mạnh tốc độ chu chuyển của sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân, tổ chức tốt công tác thu mua, phân phối và giảm bớt các khâu trung gian, giảm chi phí kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc biệt là chi phí lưu thông.
- Phải thoả mãn kịp thời, đầy đủ và thuận lợi các nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng, tạo nguồn thu mua có chất lượng tốt, ổn định, giá cả phải chăng.
- Đẩy mạnh các hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông và phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, đó là các hoạt động
phục vụ cho hoạt động mua bán, dự trữ, bảo quản nhằm đảm bảo thuận tiện cho khách hàng.
- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý và mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng.
Các loại hình doanh nghiệp thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp thương mại rất phong phú và đa dạng, căn cứ vào tính chất các mặt hàng kinh doanh, doanh nghiệp thương mại được chia thành 3 loại chính:
Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hoá: đó là các doanh nghiệp
chuyên kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định. Loại hình kinh doanh này có nhiều ưu điểm:
Do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện để nắm chắc thông tin về người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hoá dịch vụ nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường, vươn lên thành độc quyền kinh doanh. Trình độ chuyên môn hoá ngày càng được nâng cao, có thể tổ chức tốt các nghiệp vụ trong khâu mua, bán, bảo quản và tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ theo yêu cầu, doanh nghiệp còn có thể nắm bắt được thông tin về thị trường, giá cả tốt hơn.
Tuy nhiên với hình thức kinh doanh này, mức độ rủi ro cao đặc biệt là khi nhu cầu đột ngột giảm hoặc có hàng hoá thay thế thì chuyển hướng kinh doanh chậm khó đảm bảo cung ứng hàng hoá. Để kinh doanh chuyên môn hoá đòi hỏi phải tổ chức kinh doanh ở nơi có nhu cầu lớn, ổn định.
Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: Là các doanh nghiệp kinh doanh
nhiều mặt hàng có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau. Đây là loại hình kinh doanh của các hộ tiểu thương, cửa hàng bách hoá tổng hợp, các siêu thị. Với loại doanh nghiệp này mức độ rủi ro trong kinh doanh ít hơn bởi
vì khi có biến động trong nhu cầu của mặt hàng này thì vẫn còn doanh thu từ mặt hàng khác, dễ chuyển hướng kinh doanh, tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh nhanh cao, vốn kinh doanh ít bị ứ đọng do mua bán nhanh và đầu tư cho nhiều ngành hàng, bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu. Tuy nhiên trình độ chuyên môn hoá không sâu, trong điều kiện cạnh tranh khó thắng được đối thủ, kinh doanh nhỏ nên không kiếm được lợi nhuận siêu ngạch, đòi hỏi nguồn vốn kinh doanh lớn, hệ thống mạng lưới kinh doanh phải bố trí ở những nơi nhu cầu nhỏ lẻ.
Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hoá: Là loại hình doanh nghiệp kinh
doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ thương mại. Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực nhằm tận dụng lao động, cơ sở vật chất và phân tán rủi ro. Tuy nhiên với hình thức này đòi hỏi vốn lớn, người quản lý phải là người giỏi, nắm được bí quyết trong sản xuất, phân phối, bán hàng để có khả năng cạnh tranh.
1.2.2 Điều kiện để tổ chức kế toán quản trị trong một doanh nghiệp thương mại
Để KTQT thật sự được quan tâm và vận dụng ở các doanh nghiệp hiện nay thì phải được thực hiện đồng bộ ở các cấp từ cao đến thấp. Ở cấp quản lý vĩ mô, đòi hỏi phải có sự can thiệp vĩ mô của nhà nước và các cơ quan quản lý tào tạo chuyên ngành này nhằm qui định và hướng dẫn mô hình vận dụng KTQT, để doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng và hiệu quả mang lại khi vận dụng KTQT. Hơn nữa, ở bản thân doanh nghiệp, các nhà quản lý phải có tầm nhận thức nhất về việc sử dụng các thông tin của kế toán, xây dựng được hệ thống thông tin thông suốt trong nội bộ doanh nghiệp mình, phải mạnh dạn cải tiến, sắp xếp lại bộ máy kế toán cho phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường. Nếu các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cùng phối
hợp xây dựng những điều kiện cơ sở đã được nêu ở trên, thì chúng ta hãy tin rằng việc vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp thì hoàn toàn khả thi, tạo được kênh thông tin vô cùng hữu ích cho nhà quản trị các cấp điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế cho quản trị doanh nghiệp, phần lớn thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ chủ yếu cho việc ra quyết định của nhà quản trị. KTQT giúp các nhà quản trị ra quyết định không chỉ bằng cung cấp các thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào từng tình huống kinh doanh khác nhau để từ đó giúp nhà quản trị có cơ sở lựa chọn và ra quyết định thích hợp nhất.
Ở chương này, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về KTQT, đặc điểm và vai trò của KTQT, việc tổ chức thông tin KTQT phục vụ ra các quyết định thường gặp trong doanh nghiệp. Đây là những tiền đề lý luận cho việc phân tích thực trạng tổ chức KTQT tại Siêu thị Co.opmart An Nhơn và là cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQT phục vụ ra quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể tại doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART AN NHƠN