Mô hình nuôi trồng thuỷ sản xen ghép thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến phát triển kinh tế nông hộ huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 112 - 114)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.3. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản xen ghép thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép đƣợc xây dựng trên cơ sở gồm nhiều đối tƣợng con nuôi trên một đơn vị diện tích, ứng dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm từ nuôi trồng truyền thống. Mô hình này có thể tạo ra một môi trƣờng sinh thái an toàn và bền vững trong ao nuôi giảm đƣợc dịch bệnh.

Mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép ở địa phƣơng bao gồm: Nuôi tôm sú kết hợp với cá chua theo hƣớng an toàn sinh học, quy mô 19,5 ha/15 hộ ở xã Phƣớc Sơn; Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi theo hƣớng an toàn sinh học quy mô 23,5 ha/ 40 hộ xã Phƣớc Thắng; Nôi cua xanh thƣơng phẩm ở xã Phƣớc Thuận, quy mô 0,5 ha/ 01 hộ. Các mô hình đã cho năng suất cao: Cua xanh ở xã Phƣớc Thuận đạt 1.000kg, lợi nhuận 30 triệu đồng/mô hình/5 tháng nuôi; Tôm đạt 2.008 kg/ha.

Ƣu điểm của các mô hình này là có thể tạo ra một môi trƣờng sinh thái an toàn và bền vững trong ao nuôi giảm đƣợc dịch bệnh; Khắc phục đƣợc những khó khăn ở thực tế địa phƣơng, tăng thu nhập cho ngƣời dân và đã tạo đƣợc hƣớng đi mới trong ngành nuôi trồng thuỷ sản ở những địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự; Năng suất cao, cùng một diện tích mặt nƣớc, tăng thu nhập gấp 2 - 3 lần so với phƣơng pháp nuôi trƣớc đây. Tuy nhiên, đầu tƣ ban đầu lớn, đa phần con giống bà con đƣợc huyện hổ trợ kinh phí.

Tiểu kết chƣơng 3

Cũng nhƣ các vùng khác trong tỉnh, các dạng thiên tai phổ biến và ảnh hƣởng

rất lớn đến phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và việc phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Tuy Phƣớc chủ yếu bao gồm bão, lũ lụt và ngập lụt, triều cƣờng, hạn hán và xâm nhập mặn. Trong đó, hầu hết các loại thiên tai đều có xu hƣớng gia tăng

về tần suất và cƣờng độ, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt.

Qua số liệu thống kê, kết hợp với phỏng vấn ngƣời dân qua các đợt khảo sát điều tra các tác động của thiên tai cho thấy, các loại hình sản xuất kinh tế nông hộ chịu thiệt hại nặng nền nhất là lúa, rau màu và hoạt động thủy sản. Đồng thời, thiên tai đã tác động hầu hết các mặt từ diện tích, năng suất, sản lƣợng cho đến dịch bệnh và chi phí đầu tƣ,….

Việc đề xuất 05 nhóm giải pháp từ chính sách, khoa học công nghệ, quy hoạch, nâng cao năng lực thích ứng và giải pháp về vốn, kết hợp với 03 mô hình kinh tế nông nghiệp, là các giải pháp mang lại hiệu quả cao cho ngƣời dân trong thích ứng với thiên tai, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững trong kinh tế nông nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến phát triển kinh tế nông hộ huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)