6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.1. Bão và Áp thấp nhiệt đới
Bão là loại hình thời tiết nguy hiểm thƣờng xuất hiện ở tỉnh Bình Định từ tháng IX đến tháng XI, khả năng tập trung vào tháng IX là 20%, tháng X khoảng 40%. Gió bão thƣờng đi kèm với triều cƣờng ven biển nên hậu quả gây ra đối với môi trƣờng và đời sống, sản xuất của nhân dân rất lớn. Tuy Phƣớc là một huyện ven biển của tỉnh Bình Định, nên cũng là một trong những địa bàn chịu tác động rất lớn khi có bão và áp thấp nhiệt đới.
Theo thống kê của Văn phòng thƣờng trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Bình Định, huyện Tuy Phƣớc nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung thƣờng xuyên gánh chịu khoảng 70% tổng số các cơn bão đổ bộ vào nƣớc ta, trong đó, có từ 60-65% số cơn bão có sức mạnh từ cấp 8-12. Trong khoảng 10 năm gần đây, Bình Định chịu ảnh hƣởng trực tiếp khoảng 10 cơn bão và 05 đợt ATNĐ (bảng 3.1). Theo chuỗi số liệu 5 năm, từ 2010 -2013 có 01 cơ bão, 03 đợt ATNĐ. Từ 2014 – 2019, có 05 cơ bão và 02 đơt ATNĐ.
Bảng 3.1. Số cơn bão và ATNĐ tại huyện Tuy Phƣớc 2010-2019
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Ghi chú Bão SL 0 0 01 03 02 0 01 01 0 02 Cấp 0 0 8 11, 13 9 0 8 10 0 9, 10 TG 0 0 0 XI XI 0 XI XII 0 XII ATNĐ 02 0 01 0 0 0 01 0 0 01
Nguồn:Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và htpp://pcttbinhdịnh.gov.vn
Về độ lớn và cƣờng độ của bão, qua phân tích số liệu cho thấy, bão có xu hƣớng phát triển tăng cả về tần suất lẫn cƣờng độ. Quan sát số liệu giai đoạn 2010– 2019 cho thấy, khi vào đất liền, bão gây gió mạnh tới cấp 11 – 12. Đặc biệt năm 2013, cơn bão số 14, 15 mạnh tới cấp 13, giật cấp 15, 16. Những cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, đƣờng đi phức tạp, khi vào gần đất liền có xu hƣớng lệch về phía Nam. Đáng chú ý những cơn bão xuất phát ngay trên biển Đông, di chuyển nhanh, bất ngờ, đổ bộ vào đất liền; gây thiệt hại nặng nề về ngƣ dân, tàu thuyền và cơ sở hạ tầng trong tỉnh. Năm cơn bão mạnh tác động toàn tỉnh và các tỉnh lân cận vào năm 2013, 2017, 2019 phổ biến cấp 11, 12 giật cấp 13, 14 đã tàn phá nhà cửa, cơ sở hạ tầng, KT - XH, đời sống ngƣời dân găp nhiều khó khăn.
Bảng 3.2. Các cơn bão đổ bộ và ảnh hƣởng đến Tuy Phƣớc từ năm 2012 - 2019
Năm Tên bão Ngày đổ bộ Cấp bão
2012 Bão số 7 Ngày 02 – 7/10 Cấp 6, 7, giật 8, 9 2013 Bão số 10 Bão 14,15 Ngày 30/9 Ngày 09/11 và 14/11 Cấp 11, giật 12,13 Cấp 13, giật 15-16. 2014 Bão số 4 Bão số 5 Ngày 29/11 Ngày 5- 12/12 Cấp 9, giật cấp 10 Cấp 5, 6, giật cấp 7 2017 Bão số 12 Ngày 01-04/11 Cấp 10, giật cấp 11 2019 Bão số 5 Bão số 6 Ngày 28-31/10 Ngày 4-11/11 Cấp 9, giật cấp 10, 11 Cấp 6, giật cấp 7
Nguồn:Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và htpp://pcttbinhdịnh.gov.vn
Nhận thấy, trong bối cảnh BĐKH nhƣ hiện nay, bão và ATNĐ biến đổi khôn lƣờng theo xu hƣớng gia tăng về cƣờng độ. Số lƣợng bão với cƣờng độ mạnh có xu hƣớng tăng, gây nên những thảm họa mà con ngƣời phải đối mặt. Ngƣời dân những thôn ven biển, ven đầm Thị Nại rất sợ bão. Do những thôn này bị trống trải nên khi có bão gió từ hƣớng biển thổi vào rất mạnh gây sập nhiều nhà cửa, đồng thời lại nằm ngoài đê hoặc sát chân đê bão kèm triều cƣờng và nƣớc lũ dâng làm toàn bộ nhà cửa bị ngập trong nƣớc, tƣờng nhà yếu, đồ đạc bị ngâm trong nƣớc, khi đó gió bão thổi vào sẽ làm nhà dễ bị sập, tài sản bị hƣ hỏng.