6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.2. Hộ nông dân
Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thƣờng nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhƣng chủ yếu đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trƣờng và có xu hƣớng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao" [18].
Nhà khoa học Traianốp cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định" và ông coi "hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp" [25]. Luận điểm này đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nƣớc trên thế giới, kể cả các nƣớc phát triển.
Đồng tình với quan điểm trên của Traianov, hai tác giả Mats Lundahl và Tommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản" [25].
Chính vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nƣớc những thập kỷ gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ở nƣớc ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào KT - XH, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn" [18].
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Tác giả Nguyễn Sinh Cúc trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thƣờng xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thƣờng nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp" [5].
Như vậy, qua nghiên cứu nhận thấy:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt
động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (nhƣ tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ...) ở các mức độ khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Nhƣ vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trƣờng, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nƣớc. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nƣớc ta trong tình hình hiện nay.