Giải pháp về quy hoạch và phát triển bền vững trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến phát triển kinh tế nông hộ huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 103 - 108)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.3. Giải pháp về quy hoạch và phát triển bền vững trong nông nghiệp

- Đối với trồng trọt: Cần xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - nông nghiệp

toàn diện ở các lĩnh vực; Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và lồng ghép vấn đề phòng chống tác động tiêu cực bởi các hiện tƣợng tai biến thiên nhiên tới hoạt động sản xuất nông nghiệp theo từng mùa vụ cho từng loại cây trồng; Áp dụng những giống cây trồng ngắn ngày, có khả năng chịu đƣợc hạn hán, chịu mặn

và chịu đƣợc sâu bệnh; Duy trì nguồn nƣớc ngọt tại các khu vực nhằm phục vụ cho công tác tƣới tiêu bằng các biện pháp công trình (cống ngăn mặn kết hợp với tƣới tiêu và thoát nƣớc). Cụ thể đối với một số loại thiên tai, cần một số giải pháp: Sử dụng giống và loại cây trồng, vật nuôi chịu hạn; Áp dụng phƣơng thức sản xuất xen canh, luân canh cây trồng; thay đổi thời vụ gieo trồng; áp dụng một số kỹ thuật trong nuôi trồng và đa dạng hóa hoạt động sinh kế.

+ Sử dụng giống, cây trồng chống chịu: Sử dụng các loại cây cây trồng thích ứng là giống có sức chống chịu cao để có thể chống chịu với các bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra là hình thức thích ứng chính của ngƣời dân ở đây.

Giống và các loại cây trồng chịu hạn, rét, lũ lụt và nhiễm mặn thƣờng có thời gian sinh trƣởng, phát triển ngắn và nhu cầu nƣớc tƣới ít hơn những loại cây trồng khác. Do thời gian sinh, trƣởng phát triển ngắn nên các loại cây này có thể luồn lách hoặc rút ngắn thời gian chịu tác động của biến đổi khí hậu. Chẳng hạn đối với lúa, trƣớc đây giống lúa ĐV 108 đƣợc sử dụng chủ đạo ở 4 xã. Đây là giống lúa chịu hạn và mặn rất tốt, tuy nhiên đây là giống lúa dài ngày (90-100 ngày), năng suất rất thấp (60 tạ/ha), chất lƣợng gạo lại không ngon, nhƣng làm các loại bánh nên tiêu thụ đƣợc. Giống lúa này đƣợc thay thế hoàn toàn bằng giống lúa Khang Dân, Uải 32.

Ngoài ra, các loại cây trồng nhƣ đậu, mè, sắn cũng là những cây trồng đƣợc ngƣời dân đánh giá là các giống có khả năng chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh hại và có thời gian sinh trƣởng ngắn. Thích hợp cho điều kiện đất cát thiếu nƣớc vào mùa khô hạn.

+ Áp dụng phương thức sản xuất xen canh, luân canh cây trồng, vật nuôi:

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh sang luân canh, xen canh đƣợc áp dụng trong vùng nghiên cứu. Việc chuyển đổi phần lớn diện tích trồng độc canh cây lúa 2 vụ sang luân canh một vụ lúa một vụ màu là hình thức thích ứng với hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngày càng đƣợc ngƣời dân thuộc 2 xã nghiên cứu áp dụng phổ biến. Trƣớc tình hình nắng nóng và khô hạn ngày càng gay gắt và kéo dài hơn nên vụ lúa hè thu rất bấp bênh. Việc chuyển sang cây trồng khác ít cần nƣớc hơn nhƣ ngô, lạc

hoặc rau, đậu đỗ các loại đã đem lại thu nhập ổn định hơn cho ngƣời dân. Xen canh ngô với lạc, lạc xen đậu đỗ với mục đích chủ yếu để tăng độ che phủ, tạo độ ẩm cho đất và giảm bớt sâu bệnh hại cây trồng. Thực tế, các cơ quan ban ngành nông nghiệp cấp huyện và tỉnh cũng đã có sự chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi này đồng thời tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ giống lac, ngô cho những vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng do thiếu nƣớc.

Luân canh và xen canh các loại cây trồng là phƣơng thức sản xuất đƣợc ngƣời dân áp dụng nhằm mục đích thích ứng với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, cải thiện độ phì của đất và nâng cao đƣợc hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân. Một số cánh thức nhƣ luân canh, xen canh: Vụ Đông Xuân trồng lạc xen ngô hoặc ớt xen cải, xà lách, mƣớp đắng; Vụ Hè Thu trồng đậu xanh, mè, rau muống hạt, cải, xà lách… Ngoài ra, sản xuất lúa - cá cũng là một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa thích hợp các vùng lúa bị trũng, ngập lụt nhƣng quy mô nhỏ lẻ, đầu tƣ ban đầu lớn. Tuy nhiên, hoạt động thích ứng này chƣa đƣợc sử dụng phổ biến do ngƣời dân chƣa thấy đƣợc hiệu quả của nó.

+ Thay đổi lịch gieo trồng và thu hoạch của cây trồng: Thay đổi lịch thời vụ thích hợp cũng là một hình thức thích ứng quan trọng đối với biến đổi khí hậu nói chung và hạn hán, rét, lũ lụt và nhiễm mặn nói riêng. Lịch thời vụ đƣợc các ban ngành nông nghiệp cấp tỉnh và huyện xây dựng trên cơ sở điều kiện khí hậu, thời tiết và cơ cấy cây trồng vật nuôi hàng năm và các xã hoặc hợp tác xã điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng mình. Ở địa bàn nghiên cứu, điều chỉnh lịch thời vụ hàng năm do lãnh đạo xã và những ngƣời dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp tiến hành. Dựa vào kinh nghiệm sản xuất, điều kiện tự nhiên của địa phƣơng và những kiến thức bản địa và thực tiễn trong dự đoán thời tiết để điều chỉnh lịch thời vụ nhằm luồn lách hoặc hạn chế tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.

+ Áp dụng một số kỹ thuật khác trong trồng trọt

Đối với hạn hán: Cần có các kỹ thuật canh tác đƣợc áp dụng trong trồng trọt nhằm thích ứng với hạn hán, bao gồm: tăng lƣợng phân chuồng bón cho cây trồng, tủ gốc cây, thay đổi cơ cấu cây trồng, luân canh, xen canh, thay đổi kỹ thuật làm

đất: cày sâu, bừa kỹ; vệ sinh đồng ruộng thƣờng xuyên và lên luống to, thấp để giữ ẩm. Hơn thế nữa, hình thức thích ứng này tận dụng đƣợc nguồn phụ phế phẩm sẵn có của địa phƣơng từ hoạt động sản xuất, chi phí thấp nên tỉ lệ hộ áp dụng cao. Ngoài ra, cần tủ gốc cho cây hoặc phủ bề mặt luống bằng rong và các phụ phế phẩm khác. Ngƣời dân ở đây cũng đã bƣớc đầu tận dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp, rong biển hoặc rơm rạ để phủ lên luống cây nhằm hạn chế tốc độ bốc hơi nƣớc từ mặt đất. Bên cạnh khả năng hạn chế bốc hơi nƣớc lớp bổi tủ này còn có khả năng làm giàu lên thành phần mùn hữu cơ cho đất và là yếu tố quan trọng để cải tạo đất và giữ ẩm cho đất. Việc tủ gốc cây và phủ mặt luống bằng rong và các phụ phế phẩm khác ở vùng nghiên cứu đƣợc áp dụng cho 3 loại cây chính là khoai lang, ớt, dƣa. Rong biển chủ yếu đƣợc dùng để tủ gốc ớt bởi lƣợng rong biển hạn chế. Bên cạnh các hình thức thích ứng trên, thay đổi cơ cấu cây trồng ở địa bàn nghiên cứu đƣợc ngƣời dân áp dụng phổ biến. Những thay đổi chính trong cơ cấu cây trồng của vùng nghiên cứu là:

Từ lúa 3 vụ sang 2 vụ/năm: lúa Đông xuân –hè Thu: giống chủ lực D9V, ĐÀI THƠM 8, HT1...

Từ một vụ lúa – vụ màu sang 2 vụ màu nhƣ: Lạc vụ Đông xuân – mè vụ Hè thu; Lạc xen sắn vụ Đông xuân – Sắn vụ Hè thu; Lạc vụ Đông xuân – Đậu xanh vụ Hè thu...

Những thay đổi cơ cấu cây trồng với xu thế chuyển từ các cây cần nhiều nƣớc sang cây có nhu cầu nƣớc ít hơn hoặc có khả năng chịu hạn tốt hơn áp dụng trên cánh đồng cao, không đủ nƣớc để cung cấp và cũng là chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phƣơng .

Đối với lũ lụt, để khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại hay những tác động xấu do lũ lụt gây ra, thì ngƣời dân và cộng đồng ở đây đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để thích ứng với diễn biến ngày càng phức tạp của lũ lụt nhƣ hiện nay. Qua nghiên cứu cho thấy ở đây ngƣời dân cần tập trung vào một số nhóm giải pháp chính nhƣ sử dụng giống cây trồng, vật nuôi; áp dụng các biện pháp kỹ thuật; bố trí lịch thời vụ và các hoạt động sinh kế thay thế của nông hộ. Nhƣng các biện pháp kỹ thuật thích ứng đƣợc áp dụng ở đây là: Sử dụng giống ngắn ngày; chuyển đổi cơ cấu

cây trồng: Lúa - màu, chuyên màu..; Điều chỉnh lịch thời vụ phù hợp, gieo mạ trên thƣa – cấy và gieo mạ dự phòng, sạ dày, chăm sóc sớm, bón phân cân đối - hợp lý, thu hoạch sớm...

Đối với nhiễm mặn, một số giải pháp đƣợc khuyến nghị nhƣ đắp đê, xây dựng cống ngăn mặn, cải tạo hệ thống mƣơng rửa mặn, sử dụng giống chống chịu và điều chỉnh lịch thời vụ hợp lý, bón phân cân đối, hợp lý... Đặc biệt là kỹ thuật làm đất kết hợp thau chua rửa mặn, tăng cƣờng xử lý vôi, bón lân nung chảy và bón phân chuồng đã phát huy tốt trong việc xử lý làm giảm mặn trong ruộng lúa. Do vậy, các biện pháp thích ứng này có tỷ ngƣời dân áp dụng trên 80%.

- Đối với thủy sản: Cần xây dựng các chính sách hỗ trợ cho những hộ nuôi trồng thủy sản thông qua việc đầu tƣ con giống, các thiết bị nuôi trồng và cải tạo khu vực nuôi trồng sau mỗi lần chịu tác động của tai biến thiên nhiên cực đoan; Tăng cƣờng trao đổi kinh nghiệm về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cho ngƣời dân bằng biện pháp trao đổi

+ Đa dạng hóa các hoạt động sinh kế nông hộ

Đa dạng hoá cácmô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi: Cần phải đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi để thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay. Nhƣ mô hình nông lâm kết hợp VAC (R) xã Phƣớc Sơn vừa tăng thu nhập cho ngƣời dân, vừa thích ứng đƣợc với hạn hán trong sản xuất trong nghiệp. Đây là các loại mô hình canh tác bền vững trong sản xuất nông nghiệp và nó càng phát huy tính phù hợp trong điều kiện đất cát khô nóng của địa bàn nghiên cứu. Ao cá không chỉ để phát triển nuôi trồng thủy sản mà còn là nơi dự trữ nguồn nƣớc cho cây trồng và vật nuôi cho mùa khô. Kết hợp với vành đai cây trồng nó tạo ra tiểu vùng khí hậu mát mẽ cho cây trồng, vật nuôi cũng nhƣ môi trƣờng sống của con ngƣời. Hệ thống vành đai rừng giúp bảo vệ cây trồng và hồ, hạn chế ảnh hƣởng của hiện tƣợng cát bay cát lấp. Ngoài ra, khi đa dạng hóa các loại cây trồng và vật nuôi trong gia đình giúp cho ngƣời dân sẽ giảm bớt rủi ro khi các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra.

Đa dạng hoá các hoạt động tạo thu nhập: Ngoài lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thì các hộ gia đình còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp

nhƣ sản xuất mây tre đan, thợ nề, buôn bán… hoặc di dân lên thành phố làm công nhân. Để đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập của gia đình, giảm bớt rủi ro khi bối cảnh tổn thƣơng xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến phát triển kinh tế nông hộ huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)