6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.1.3. địa bàn huyện Tuy Phƣớc
Cùng với tỉnh Bình Định và lƣu vực sông Kôn, ở huyện Tuy Phƣớc cũng đã có một số công trình nghiên liên quan đến lãnh thổ và thiên tai phục vụ phát triển lãnh thổ. Điển hình nhƣ công trình nghiên cứu “Điều tra đánh giá tai biến sạt lở trên địa bàn tỉnh Bình Định (trừ huyện Vân Canh) và đề xuất giải pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế - xã hội” do tác giả Đỗ Minh Đức chủ trì [7], đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm địa chất công trình và ảnh hƣởng của nó đến tai biến sạt lở ở những khu vực đất dốc của tỉnh Bình Định, nhằm đề xuất giảm thiểu các tai biến địa chất của tỉnh; các công trình nghiên cứu nhƣ “Đặc điểm thủy chế hạ lƣu các con sông của tỉnh Bình Định”, “Đánh giá hậu quả lũ lụt ở vùng hạ lƣu của tỉnh Bình Định”. Đặc biệt năm 2010, công trình “Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt tỉnh Bình Định”[15] do Sở Khoa học công nghệ và Đài Khí tƣợng thủy văn khu vực Nam Trung bộ thực hiện, đã nghiên cứu khá cụ thể về đặc trƣng sông suối, lƣu lƣợng dòng chảy, chế độ thủy văn của tỉnh Bình Định, đồng thời phân tích đƣợc các đặc trƣng, các loại hình thế thời tiết gây mƣa sinh lũ, điều tra mức lũ trên các sông suối, trong đó có sông Kôn, Hà Thanh từ đó xây dựng đƣợc bản đồ nguy cơ ngập lụt, dự báo mức ngập và đề xuất các phƣơng án ứng phó, tiêu thoát lũ trên địa bàn tỉnh Bình Định mà Tuy Phƣớc đƣợc đánh giá là vùng “rốn lũ” của tỉnh Bình Định. Một số nghiên cứu tập trung ở lƣu vực sông Kôn nhƣ: “Kế hoạch quản lý lƣu vực tổng hợp cho lƣu vực sông Kôn” (JAICA - 7/2003), “Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông Ba và sông Kôn” do tác giả Nguyễn Văn Cƣ, Viện Địa lý chủ trì [4], cùng với các chuyên đề nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau nhƣ chuyên đề “Đánh giá tác nhân do con ngƣời trên bề
mặt lƣu vực sông và nguyên nhân chính gây suy thoái tài nguyên và môi trƣờng lƣu vực sông Ba, sông Kôn” do tác giả Nguyễn Viết Thịnh chủ trì; Phạm Thế Vĩnh, Võ Thịnh (2005) đã “Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái lƣu vực sông Ba – sông Kôn tỷ lệ 1/250.000”,... Hầu hết các công trình này tập trung chủ yếu vào việc làm sáng tỏ hiện trạng và diễn biến tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng trên lƣu vực sông Ba và sông Kôn, xác định nguyên nhân, dự báo mức độ ảnh hƣởng của quá trình suy thoái tài nguyên, môi trƣờng, các tai biến thiên nhiên thuộc sông Ba và sông Kôn. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tổng thể cho sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt là phát triển bền vững kinh tế nông lâm nghiệp.
Riêng đối với huyện Tuy Phƣớc, gần đây có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến tai biến thiên nhiên và tác động của nó đến phát triển nông nghiệp nhƣ luận văn về “Nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai vùng hạ lƣu sông Kôn – Hà Thanh phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định” của Trƣơng Công Thành, đã nghiên cứu tác động của lũ lụt đến sản xuất nông nghiệp huyện Tuy Phƣớc và đề xuất các giải pháp khắc phục. Dự án “Nghiên cứu và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng triển khai trên địa bàn huyện giai đoạn 2016- 2019”, nhằm đƣa ra một số khuyến cáo về rủi ro do thiên tai gây ra và hƣớng dẫn, vận động nhân dân các biện pháp phòng tránh, cũng nhƣ hỗ trợ các công cụ dụng cụ để ngƣời dân ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nhận thấy, mặc dầu đã có một số công trình nghiên cứu đến thiên tai cho phát triển kinh tế nông nghiệp, tuy nhiên, hầu nhƣ chỉ tập trung nghiên cứu trên các lƣu vực sông và cũng chỉ nghiên cứu tác động của thiên tai đến phát triển nông nghiệp nói chung trên địa bàn, hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu tác động của thiên tai đến phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Tuy Phƣớc.