6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.5. Những nhân tố ảnh hƣởng trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân
dân
Qua phân tích cho thấy, các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân đƣợc chia thành 4 nhóm cơ bản:
1.3.5.1. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý và đất đai: Vị trí địa lý có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi nhƣ: gần đƣờng giao thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn... sẽ có điều kiện phát triển kinh tế.
Sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất. Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hoá thổ nhƣỡng có liên quan mật thiết tới từng loại nông sản phẩm, tới số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu đƣợc.
- Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái: Khí hậu thời tiết có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết, khí hậu, lƣợng mƣa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng các loại đất. Thực tế cho thấy ở những nơi thời tiết khí hậu thuận lợi, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi sẽ hạn chế những bất lợi và rủi ro, có cơ hội để phát triển kinh tế.
Môi trƣờng sinh thái cũng ảnh hƣởng đến phát triển hộ nông dân, nhất là nguồn nƣớc. Bởi vì những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quy luật sinh học, nếu môi trƣờng thuận lợi cây trồng, con gia súc phát triển tốt, năng suất cao, còn ngƣợc lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lƣợng giảm từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp kém.
1.3.5.2. Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý:
Đây là nhóm yếu tố có liên quan đến thị trƣờng và các nguồn lực chủ yếu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng.
- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động: Ngƣời lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến hộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của một ngƣời dám làm kinh doanh.
- Vốn: Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tƣ liệu sản xuất, vật tƣ nguyên liệu cũng nhƣ thuê nhân công để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lƣu thông sản phẩm.
- Công cụ sản xuất: Trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử dụng hệ thống công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã không ngừng đƣợc cải tiến và đem lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân trong sản xuất. Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên, chất lƣợng sản phẩm tốt hơn, do đó công cụ sản xuất có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất của các nông hộ.
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đƣờng giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, nhà xƣởng, trang thiết bị nông nghiệp.., đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất của kinh tế hộ nông dân, thực tế cho thấy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các nông hộ đƣợc ổn định và cải thiện.
- Thị trường: Nhu cầu thị trƣờng sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với số lƣợng bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣ thế nào? Trong cơ chế thị trƣờng, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thị trƣờng cần trong điều kiện sản xuất của họ. Từ đó, kinh tế hộ nông dân mới có điều kiện phát triển.
- Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh: Để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng về sản phẩm hàng hoá, các hộ nông dân phải liên kết hợp tác với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và giúp nhau tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có các hình thức liên kết, hợp tác mà các hộ nông dân có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, con gia súc và năng suất lao động.
1.3.5.3. Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ
Nhóm khoa học công nghệ tác động đến kinh tế hộ nông dân bao gồm:
- Kỹ thuật canh tác: Do điều kiện tự nhiên, KT - XH của mỗi vùng khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau, nên đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ: Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lƣợng tốt. Thực tế cho thấy những độ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trƣờng, dám đầu tƣ lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất nhƣ lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Nhƣ vậy, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi hẳn bằng sản xuất hàng hoá.
1.3.5.4. Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước: Nhóm nhân tố này bao gồm chính sách, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giá nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới... Các chính sách này có ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ và là công cụ đắc lực để Nhà nƣớc can thiệp có hiệu quả vào
sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế [14].
Tóm lại, qua phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân, có thể khẳng định: Hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mô lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trƣờng để đầu tƣ, đƣa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động có hiệu quả.
1.3.6. Thực tiễn tác động của thiên tai đến phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
1.3.6.1. Bão và lũ lụt
Là một trong những loại thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam. Trong hơn 50 năm trở lại đây (1960 -2019), có khoảng 400 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến Việt Nam. Bão, áp thấp nhiệt đới thƣờng gây ra gió mạnh, sóng lớn trên biển kèm theo hiện tƣợng nƣớc biển dâng có thể gây ngập lụt nghiêm trọng vùng đồng bằng và ven biển. Ngoài ra bão, áp thấp nhiệt đới còn gây mƣa lớn kèm theo lũ và sạt lở đất sau bão.
Điển hình năm 2008 tại các tỉnh Bắc Trung bộ, một trận mƣa lớn kỷ lục (trong gần 100 năm trở lại đây) đã diễn ra và kéo dài trong nhiều ngày. Đợt mƣa lớn vƣợt quá mọi dự báo và trái mùa này đã gây ra một trận lụt lịch sử với những thiệt hại nặng nề, ngập trên diện rộng, giao thông hỗn loạn, thiệt hại rất lớn đến cả ngƣời và tài sản, đặc biệt là thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, ƣớc tính thiệt hại ban đầu là khoảng 3.000 tỷ đồng.
Năm 2010 tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, lũ lụt gây thiệt hại về nguời và của, hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập trong nƣớc lũ, giao thông tê liệt. Lũ lớn còn đe dọa sự an toàn của các đập thủy điện, diện tích các loại cây màu trong nông nghiệp bị mất trắng.
Năm 2011, theo thống kê từ Trung tâm Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn, khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trận lũ diễn ra vào tháng 11/2011, các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên đã tiến hành sơ tán 19.349 hộ/78.395 ngƣời từ các vùng ven biển không an toàn, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lũ năm 1994 làm chết gần 500 ngƣời, ngập hơn 200.000 ha đất trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp (đất trồng các loại cây luơng thực và đất nuôi trồng thủy sản), thiệt hại ƣớc chừng 210 triệu USD. Năm 2011 là trận lụt tồi tệ nhất trong hơn một thập niên qua ở Đồng bằng sông Cửu Long, ƣớc tính thiệt hại lên đến 70 triệu USD [6].
Qua nghiên cứu nhận thấy, tác động của tai biến ngập lụt tới hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt,chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) chủ yếu ở các khía cạnh: Tốc độ sinh trƣởng và phát triển, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ sâu bệnh, đi đôi với nó là những tác động đến sự sinh trƣởng và phát triển của những đàn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
Bảng 1.3: Tác đông của ngập lụt đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Hoạt động nông
nghiệp Tác động của ngập lụt tới sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt
- Diện tích đất canh tác giảm - Mùa màng bị thiệt hại - Năng suất cây trồng giảm
- Thu nhập của ngƣời nông dân bị giảm do năng suất mùa vụ giảm
- Xuất hiện các loại sâu bệnh
- Chi phí cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tăng
Chăn nuôi
- Năng suất giảm
- Chi phí cho chăn nuôi tăng (chi phí thức ăn, xây dựng cơ sở hạ tầng)
- Dịch bệnh tăng
- Tỷ lệ vật nuôi bị chết tăng
Nuôi trồng thủy sản
- Môi sinh của sinh vật bị thay đổi - Năng suất, sản lƣợng giảm - Thiệt hại mất mùa tăng
- Chi phí cho hoạt động nuôi trồng (xây dựng ao nuôi, thức ăn cho nuôi trồng tăng)
- Dịch bệnh tăng
Nguồn:[9]
1.3.6.2. Hạn hán
Hạn hán là hiện tƣợng thiếu nƣớc nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng trong thời gian dài do không có mƣa và cạn kiện nguồn nƣớc. Hạn hán xảy ra dẫn đến tình trạng thiếu nƣớc, làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và các hoạt động sản xuất của ngƣời dân đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, hạn hán liên tiếp xảy ra ở nhiều vùng trong cả nƣớc và ngày càng nghiêm trọng. Đây là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Nhận thấy, hạn hán là hậu quả trực tiếp của BĐKH nhƣng cũng còn một nguyên nhân quan trọng khác là hoạt động của con ngƣời tác động đến thiên nhiên, tàn phá rừng, mở rộng canh tác tràn lan, xây dựng hồ đập không có quy hoạch hợp lý, dẫn đến suy giảm nguồn nƣớc, trong khi nhu cầu sử dụng nƣớc cho sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế không ngừng tăng lên.
Tác động của hạn hán đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng và sản lƣợng cây trồng, chủ yếu là sản lƣợng cây lƣơng thực; tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp; tăng giá thành và giá cả các loại cây lƣơng thực; giảm giá trị sản phẩm chăn nuôi (sản lƣợng các loại gia súc, gia cầm giảm mạnh). Đồng thời, hạn hán có thể gây ra nhiều dịch bệnh ảnh hƣởng đến chất lƣợng và sản lƣợng của cây trồng. Đặc biệt, hạn hán sẽ gây thiếu nƣớc cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:
- Hạn gây thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản: Giảm năng suất, sản lƣợng của các mùa vụ, cây công nghiệp, lƣơng thực, thực phẩm và thủy hải sản; hạn hán có thể ảnh hƣởng đến các vật nuôi, gia súc, gia cầm do thiếu nƣớc cho chăn nuôi (bị chết hoặc giảm năng suất).
- Thiệt hại về môi trƣờng: Hạn hán làm thiếu nguồn nƣớc sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi cũng nhƣ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh nhƣ tiêu chảy, virus v.v.
- Thiệt hại gián tiếp: Hạn hán xảy ra làm cho lƣu lƣợng nƣớc trong sông, nƣớc ngầm bị suy kiệt dẫn đến hiện tƣợng xâm nhập mặn, nhiễm mặn ở khu vực cửa sông, ven biển.
Điển hình nhƣ theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu, vụ mùa năm 2019 tại các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là hơn 450.000 ha lúa và khoảng 675.000 ha rau màu. Tuy nhiên, nắng nóng khô hạn xảy ra sớm và gay gắt trên diện rộng đã khiến hơn 17.000 ha cây trồng bị hạn nặng;
sản lƣợng lúa hè thu 2019 giảm 34.600 tấn so với vụ hè thu năm 2018 do hạn hán. Dự báo tình hình khô hạn cũng có nguy cơ ảnh hƣởng lớn đến sản xuất vụ đông xuân trong vùng, nhất là tại Tây Nguyên khi có tới 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngoài khu vực có công trình thủy lợi [1].
1.3.6.3. Xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn sẽ ảnh hƣởng không nhỏ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng nông nghiệp nhƣ cây lúa, hoa màu,…Xâm nhập mặn làm cho cây trồng giảm sức đề kháng, dịch bệnhxuất hiện nhiều hơn, làm giảm năng suất cây lúa và các loại cây lƣơng thực khác. Bình quân năng suất lúa và các loại cây lƣơng thực có thể giảm tới 20 - 25%, thậm chí là 50% hoặc cũng có thể mất trắng 100% do xâm nhập mặn.
Điển hình tháng 3/2012, ở Đồng bằng sông Cửu Long xâm nhập mặn “ăn” sâu tới 70 km tại Tiền Giang và Bến Tre. Ở sông Cổ Chiên, Cung Hầu, nƣớc mặn có xâm nhập sâu 55 km đến xã Đức Mỹ (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh). Tại Cà Mau, trên sông Ông Đốc, Cái Lớn, nƣớc mặn xâm nhập sâu 65 km đến thị trấn U Minh (huyện U Minh) và xã Hỏa Lựu (thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang). Xâm nhập mặn năm 2012, có đến 45% tổng diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn. Ở đồng bằng sông Hồng có khoảng 66% lao động sống bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với diện tích 306.100 ha, chủ yếu là đất canh tác lúa nƣớc và đất cá lúa. Hàng năm vùng ven biển đồng bằng sông Hồng có khoảng 3.061đến 6.122 ha (chiếm 10 - 20%) diện tích đất nông nghiệp vụ Đông xuân bị hạn mặn, hoặc khó khăn về nguồn nƣớc tƣới. Mặc dù chi phí cho nông nghiệp tăng cao hơn nhƣng sản lƣợng lúa trung bình giảm đi 6 -10% tổng sản lƣợng lúa thu hoạch [1].
1.3.6.4. Lũ quét
Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên các lƣu vực sông suối miền núi, nơi có độ