ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến phát triển kinh tế nông hộ huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 54)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.2.1. Địa chất

Theo tài liệu nghiên cứu địa chất tỉnh Bình Định, huyện huyện Tuy Phƣớc thuộc vùng hạ lƣu sông Hà Thanh, nằm ở rìa phía Đông của địa khối Kon Tum, có cấu trúc địa chất thay đổi tƣơng đối đa dạng. Phân tích số liệu cho thấy, đá mẹ thành tạo đất ở huyện Tuy Phƣớc có nguồn gốc từ 2 loại chính là đá macma axit và và trầm tích tích bở rời Đệ Tứ.

- Đá trầm tích thuộc Holocen thƣợng, Holocen trung – thƣợng có dạng sa thạch, phiến thạch. Do vậy, đất hình thành trên đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch có kết cấu rời rạc, giữ nƣớc kém, nên dễ gây ra hiện tƣợng rửa trôi

xuyên thấm, làm cho tầng đất mặt mất chất dinh dƣỡng, dễ gây thoái hóa đất, giữ phân và giữ nƣớc kém.

- Đá macma axit thuộc phức hệ Vân Canh, Phú Tài và hệ tầng Mang Yang điển hình là đá Granite, thành phần chủ yếu là thạch anh, ngoai ra còn có Mica. Đất hình thành trên đá granite thƣờng có thành phần cơ giới nhẹ.

2.2.2. Địa hình

Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng ven biển nằm phía Đông Nam của tỉnh Bình Định. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, ở phía Tây Nam của huyện (xã Phƣớc An, xã Phƣớc Thành và xã Phƣớc Lộc), có các dãy thấp đến trung bình, tạo sự chia cắt giữa các vùng trong khu vực. Vùng đồng bằng hình thành do sự bồi đắp của sông Kôn và sông Hà Thanh.

Nguồn: Phòng TN và MT huyện Tuy Phước

Theo nghiên cứu, toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình chính sau:

- Vùng đồi gò, tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam của huyện chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên, độ dốc trên 200, tập trung ở xã Phƣớc Thành, Phƣớc An, Phƣớc Lộc. Địa hình khu vực này phân cắt mạnh, lớp phủ thực vật có mật độ trung bình đến nghèo.

- Vùng đồng bằng chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, tập trung ở các xã Phƣớc Hƣng, Phƣớc Quang, Phƣớc Hiệp, Phƣớc Nghĩa, thị trấn Tuy Phƣớc, thị trấn Diêu Trì. Đây là khu vực sản xuất nông nghiệp chính của huyện.

- Vùng đất ven biển chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên, bao gồm có các cồn cát, đụn cát chạy dọc ven biển tập trung ở các xã Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa và Phƣớc Thắng, đây là vùng tiếp giáp với đầm Thị Nại là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái vùng đầm, kinh tế nông nghiệp kết hợp với kinh tế biển.

2.2.3. Khí hậu

Nằm phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, huyện Tuy Phƣớc thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ với nền nhiệt cao, không có mùa đông lạnh và chế độ mƣa thu - đông. Đặc điểm khí hậu huyện Tuy Phƣớc đƣợc xác định bởi các yếu tố khí hậu:

- Bức xạ và nắng: Có tổng lƣợng bức xạ lớn (140 – 150 kcal/cm²/năm), cân bằng bức xạ luôn cao (70 - 90kcal/cm²/năm). Tổng số giờ nắng trong năm phong phú (2.200 – 2.500 giờ/năm). Tổng nhiệt hoạt động > 9.0000C. Thời gian có nắng nhiều nhất là tháng IV - VI (240 - 250 giờ/tháng).

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở huyện Tuy Phƣớc cao từ 26,8 - 27,10C, cao nhất có thể đạt đến 42- 430

C (tháng VI, tháng VII và tháng VIII), thấp nhất 20,60C (tháng XII hoặc tháng I). Nhiệt độ trung bình biến động không nhiều từ 0,5 - 1,5oC. Tuy nhiên biên độ nhiệt giữa ngày và đêm tƣơng đối lớn, đạt từ: 6 - 8oC về mùa hè, 4 - 60C về mùa đông. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 6 - 70C.

Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại các trạm An Nhơn, Quy Nhơn.

(Đơn vị: 0C)

Tháng

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

An Nhơn Quy Nhơn 22,7 23,6 23,0 24,2 24,7 25,8 27,1 27,7 28,8 29,2 29,3 30,3 29,0 30,2 28,8 30,0 27,8 28,9 26,3 27,2 23,7 26,0 22,0 24,3 26,4 27,3

Nguồn: Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Quy Nhơn - Chế độ mưa: Tổng lƣợng mƣa năm của huyện Tuy Phƣớc (dao động từ 1350 – 2680 mm/năm) với khoảng 130 - 150 ngày mƣa/năm, có chế độ mƣa thu – đông và phân hóa theo rõ rệt theo mùa

+ Mùa mưa: Kéo dài 4 tháng từ tháng IX - XII với tổng lƣợng mƣa trung bình 1200 – 1700mm (chiếm 80 - 85% lƣợng mƣa năm). Tháng có lƣợng mƣa lớn nhất thƣờng xảy ra vào tháng X, XI có thể đạt từ 500- 600 mm/tháng, tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng X với lƣợng mƣa tháng chiếm tới 30% lƣợng mƣa năm, thƣờng gây ra lũ lụt làm thiệt hại lớn về kinh tế và ô nhiễm môi trƣờng.

+ Mùa khô: Kéo dài 8 tháng (từ tháng I –VIII), tổng lƣợng mƣa mùa khô khoảng 380 –850, chiếm khoảng 20 –34% lƣợng mƣa năm, trong đó. Ba tháng lƣợng mƣa nhỏ nhất là tháng II, III, IV, chỉ chiếm 2,5 - 5% lƣợng mƣa năm. Đây là các tháng có lƣợng bốc hơi lớn và là thời kì “khát” của toàn miền Trung. Tuy nhiên trong mùa này, vào tháng V, VI, trên địa bàn huyện thƣờng có mƣa “tiểu mãn”. Đây là nguồn cung cấp ẩm quan trọng trong mùa khô.

- Độ ẩm và bốc hơi: Huyện Tuy Phƣớc có độ ẩm tƣơng đối cao. Vào các tháng mùa mƣa (tháng X - XII), độ ẩm không khí đạt 80 -90 %, đây cũng là thời kỳ thừa nƣớc của huyện. Vào các tháng mùa khô, độ ẩm không khí vẫn đạt đến 75 - 80%. Vào thời kỳ gió Tây khô nóng hoạt động mạnh, độ ẩm chỉ đạt khoảng 37% - 42%. Bốc hơi trung bình nhiều năm ở huyện Tuy Phƣớc đạt từ 850 – 1200mm/năm. Thời kỳ từ tháng V- VIII là các tháng có khả năng bốc hơi lớn, mƣa ít, nhiệt độ cao kết hợp với sự hoạt động của gió Tây khô nóng đã gây ra một thời kỳ khô hạn ở vùng đồng bằng ven biển

ở huyện Tuy Phƣớc.

- Gió: Hƣớng gió thịnh hành trong các tháng mùa đông là hƣớng Tây Bắc sau đó đổi thành hƣớng Bắc và Đông Bắc. Mùa hạ, gió thịnh hành theo hƣớng Tây hoặc Tây Nam. Nhìn chung, tốc độ gió bình quân từ 2,0 – 2,3m/s và ít thay đổi theo mùa. Ở vùng núi phía Tây có gió mạnh nhất (tốc độ gió trung bình năm khoảng 2,3m/s), vùng đồng bằng là 2,0 m/s, vùng thung lũng khuất gió chỉ đạt 1,4m/s. Trong những trƣờng hợp cực đoan, nhƣ ảnh hƣởng trực tiếp của bão, lốc, tố, giông và gió mùa Đông Bắc tăng cƣờng, tốc độ gió rất lớn, có thể đạt trên 40m/s trong bão.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến vùng nghiên cứu thƣờng trùng vào mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12. Các cơn bão đổ bộ vào Bình Định thƣờng gây ra gió mạnh và mƣa rất lớn hoặc các cơn bão đổ bộ vào các vùng lân cận cũng thƣờng gây ra mƣa lớn ở vùng nghiên cứu. Mặc khác địa hình vùng nghiên cứu rất thuận lợi cho việc đón gió bão và mƣa bão. Bão thƣờng gây ra mƣa lớn dữ dội, lƣợng mƣa có thể đạt 300- 400 mm/ngày hoặc lớn hơn. Khi có bão hoặc bão tan chuyển thành áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng vào trong vùng thƣờng gây mƣa trên diện rộng trong vùng. Ngoài ra, dải hội tụ nhiệt đới và không khí lạnh.

2.2.4. Thủy văn

Địa bàn huyện Tuy Phƣớc đƣợc xem là vùng “rốn lũ” của tỉnh Bình Định bởi vị trí nằm ở cuối nguồn dòng chảy của 2 con sông Kôn và sông Hà Thanh đổ ra biển Đông qua đầm Thị Nại. Do vậy, mạng lƣới thủy văn của huyện Tuy Phƣớc chịu ảnh hƣởng chính bởi chế độ thủy văn của sông Hà Thanh ở phía Nam và sông Kôn ở phía Bắc.

- Sông Kôn bắt nguồn từ dãy núi cao khoảng 600 - 700m thuộc tỉnh Gia Lai và huyện Hoài Ân và An Lão, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam đến Tây Sơn tỉnh Bình Định thì chuyển hƣớng Tây Nam chảy qua thị xã An Nhơn, Tuy Phƣớc đổ ra biển tại vịnh Quy Nhơn. Sông Kôn dài 171 km, diện tích lƣu vực khoảng 3.102 km2 (bao gồm phần đất của huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, thị xã An Nhơn, Tuy Phƣớc một phần các huyện An Lão, Phù Cát và các huyện An Khê, Kông Chro, Kbang

thuộc tỉnh Gia Lai và Kôn Plông (Kon Tum), độ dốc bình quân lƣu vực khoảng 0,2). Hạ lƣu của sông Kôn là vùng đồng bằng huyện Tuy Phƣớc tƣơng đối rộng, xen lẫn bãi cát dọc sông và ven biển, có độ cao từ 2 đến 20 m so với mặt biển. Mật độ sông suối khoảng 0,65 km/km2. Dòng chảy năm trung bình trong nhiều năm trên sông Kôn tại Bình Tƣờng đạt 66.6m3/s tƣơng ứng với mô số dòng chảy là 39,7 l/s/km2 và tổng lƣợng dòng chảy 2,1 tỷ m3. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho hoạt động nông nghiệp huyện Tuy Phƣớc, đặc biệt là vùng nông nghiệp phía Bắc.

- Sông Hà Thanh: Bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Nam, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, chảy theo hƣớng Tây Nam - Đông Bắc, qua huyện Vân Canh đến Tuy Phƣớc, Thành phố Quy Nhơn và đổ nƣớc ra đầm Thị Nại. Sông Hà Thanh dài 58 km, trong đó 30 km chảy qua miền rừng núi, độ cao trung bình của lƣu vực là 170 m, độ dốc trung bình khoảng 0,18, diện tích lƣu vực 580 km2. Khi đến hạ lƣu, sông Hà Thanh chia thành hai nhánh, cả hai nhánh đều đổ vào đầm Thị Nại. Lƣợng mƣa trung bình năm trên lƣu vực sông hà Thanh là 1.960 mm, lƣu lƣợng bình quân năm là 19,0m3 /s với mô số là 32,7 l/s/km2 và tổng lƣợng dòng chảy 0,6 tỷ m3.

Tuy Phƣớc còn có hệ thống hồ chứa nƣớc nhƣ Hồ Hóc Ké, Cây Đa, Đá Vàng. Ngoài ra còn có hệ thống kênh, mƣơng, tƣới tiêu phân bố khắp trên địa bàn huyện phục vụ cho ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ngăn mặn từ đầm Thị Nại. Tuy nhiên do nằm ở phần hạ lƣu của dòng sông Kôn và sông Hà Thanh vào mùa mƣa thƣờng xảy ra lũ lụt gây gập úng. Mùa nắng phần diện tích phía Đê Đông thƣờng bị xâm nhập mặn đã ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Về hải văn, huyện Tuy Phƣớc có chế độ nhật triều không đều. Số ngày nhật triều trong tháng từ 17 - 26 ngày. Qua đo đạc ở đầm Thị Nại vào tháng V, VI cho thấy, chế độ triều vùng đầm và các cửa sông có đặc điểm: Biên độ triều vùng đầm nhỏ hơn biên độ triều vùng biển. Cao độ đỉnh triều vùng đầm thay đổi không đáng kể. Chân triều vùng đầm cao hơn vùng biển (0,2÷0,6)m. Biên độ triều cƣờng vùng đầm từ (1,3÷1,4) m, trong khi đó biên độ vùng biển cùng thời kỳ là (1,5÷2,0) m.

2.2.5. Tài nguyên thiên nhiên

2.2.5.1. Tài nguyên đất

Căn cứ kết quả nghiên cứu của Hội Khoa học Đất Việt Nam năm 1997 về thổ nhƣỡng, công trình tổng hợp diện tích các loại đất và thành lập bản đồ đất bảng tỷ lệ 1/100.000 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Miền Trung năm 2015, huyện Tuy Phƣớc có 8 nhóm đất chính với 14 loại đất:

- Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát ven biển: Diện tích 252 ha, chiếm tỷ lệ 1,16% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu tại xã Phƣớc Hoà, xã Phƣớc Thắng. Nhóm đất này có độ phì nhiêu thấp không có ý nghĩa với sản xuất nông nghiệp, chỉ có thể trồng rừng chắn cát.

- Nhóm đất phù sa (P):Nhóm đất phù sa có diện tích là 6.442,7 ha,chiếm 29,3% diện tích tự nhiên của toàn huyện, phân bố hầu hết ở các địa phƣơng trong huyện. Đất phù sa chủ yếu đƣợc hình thành từ những sản phẩm bồi đắp của sông Kôn và sông Hà Thanh ở những vùng thấp, có độ dốc <100

. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, độ phì nhiêu chỉ đạt mức trung bình, nhƣng phân hoá không đều. Hiện nay, đất phù sa là quỹ đất đƣợc sử dụng gần nhƣ triệt để trong mục đích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây lƣơng thực - thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả, trong đó lúa 2 - 3 vụ là phổ biến nhất.

- Nhóm đất Glây (Gl): Diện tích 4.106,6 ha, chiếm 18,7% diện tích tự nhiên, phân bố ở 11/13 xã, thị trấn của huyện (trừ xã Phƣớc Thành, Phƣớc Hiệp). Đất glây hình thành từ các vật liệu không gắn kết, nhƣ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính Glây mạnh ở độ sâu 0-50 cm. Đất hình thành ở những nơi thấp trũng ứ đọng nƣớc và nơi có mực nƣớc ngầm gần mặt đất. Hiện nay, loại đất này có trên 70% đang sử dụng trồng lúa nƣớc, đất khu dân cƣ nông thôn và đất phục vụ các công trình công cộng khác; diện tích còn lại là đất bằng chƣa sử dụng do bị úng nƣớc.

- Nhóm đất xám (X) và bạc màu: Diện tích 6.340,5 ha, chiếm 28,8% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở xã Phƣớc Thành, Phƣớc An, Phƣớc Lộc. Loại đất này hình thành chủ yếu trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit. Đặc

tính chung loại đất này có thành phần dinh dƣỡng nghèo đến trung bình, đất thoáng khí, thoát nƣớc tốt thích hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của nhiều cây trồng cạn, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

- Nhóm đất mặn (M): Diện tích 1.935,1 ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa và Phƣớc Thắng. Đất mặn đƣợc hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, biển đƣợc lắng đọng trong môi trƣờng nƣớc biển. Hiện nay, diện tích này đƣợc ngƣời dân sử dụng trồng lúa, trồng cói, trồng rừng phân tán và nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất phèn (S):Diện tích 724,3 ha, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa và Phƣớc Thắng. Đất phèn đƣợc hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (xác thực vật chứa lƣu huỳnh), phát triển mạnh ở môi trƣờng đầm mặn, khó thoát nƣớc. Hiện nay, diện tích này đƣợc ngƣời dân sử dụng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, trồng rừng phân tán…

- Nhóm đất đỏ vàng (F): Diện tích 3.010 ha, chiếm tỷ lệ 13,86 ha diện tích tự nhiên và phân bố chủ yếu ở xã Phƣớc Thành, Phƣớc An. Nhóm đất này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ sét cao. Đất có kết cấu tơi xốp, kết cấu viên hay đóng cục, rất dễ xói mòn. Loại đất này sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hạn chế, ở những vùng có độ dốc cấp IV nên trồng rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh rừng, ở những vùng ít dốc hơn có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng điều hay cây ăn quả.

+ Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích 35 ha, chiếm tỷ lệ 0,16% diện tích tự nhiên chỉ có ở thị trấn Tuy Phƣớc. Đất này do sản phẩm dốc tụ có thành phần cơ giới nhẹ, đất rất chặt, tỷ trọng 2,62-2,76 g/cm3. Đất này phù hợp với lúa nƣớc, khi sử dụng cần có biện pháp tiêu úng kịp thời

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước

Hình 2.3: Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Tuy Phƣớc

2.2.5.2. Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nƣớc mặt trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc tƣơng đối đa dạng, nhƣng nguồn cung cấp chủ yếu là từ sông Kôn, sông Hà Thanh và đầm Thị Nại. Trong đó, tỷ lệ cấp nƣớc của sông Kôn chiếm 2/3 tổng lƣợng nƣớc mặt đƣợc cấp cho toàn huyện. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 4 hồ chứa nƣớc (hồ Cây Da, Cây Thích, Đá Vàng và Cây Ké), có thể thấy nguồn nƣớc mặt khá phong phú không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng.

- Nguồn nước ngầm: Nƣớc ngầm ở Tuy Phƣớc phân bố không đều, tùy thuộc

vào địa hình, địa chất và lƣợng mƣa mà nƣớc ngầm phân bố ở mức độ nông sâu khác nhau. Về chất lƣợng, nhìn chung nƣớc ngầm ở huyện Tuy Phƣớc có chất lƣợng khá tốt, ngƣời dân hiện đang khai thác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến phát triển kinh tế nông hộ huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)