Mục đích và yêu cầu của việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Mục đích và yêu cầu của việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh

nghiệp khởi nghiệp

Không phải mọi DNKN đều được hỗ trợ. Đồng thời, hỗ trợ không có nghĩa Nhà nước đem cho doanh nghiệp bao nhiêu tiền, mà là tạo cơ hội, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ một phần chi phí khi thực hiện hoạt động cụ thể nào đó. Mức độ hỗ trợ cũng khác nhau, trong đó, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ nhiều nhất. Khi khởi nghiệp, với nguồn vốn hạn chế, khả năng kết nối đối tác chưa tốt, trong khi có rất nhiều thứ cần phải đầu tư nên việc tận dụng các hỗ trợ từ chính sách sẽ giúp công ty thuận lợi hơn trong những ngày đầu hoạt động.

Các chính phủ đang có xu hướng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sáng tạo, tiếp cận với thế giới công nghệ, vươn mình đuổi theo công cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Với hỗ trợ từ phía chính phủ và ngay chính bản thân mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội, mạnh dạn dấn thân và khởi nghiệp thực hiện ước mơ của mình.

1.2.3. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN là quá trình phức tạp, đòi hỏi chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như:

1.2.3.1. Yếu tố môi trường chính trị

Những biến đổi trong hoàn cảnh chính trị có tác động đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN. Thành phần trước tiên và cũng quan trọng nhất của một hệ sinh thái hỗ trợ DNKN đó là chính sách của chính phủ. Điều này không chỉ liên quan đến các lĩnh vực quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp khởi

nghiệp nhỏ hay tinh thần khởi nghiệp, mà đối với một phạm vi rộng các chính sách liên quan đến hệ thống thuế, các dịch vụ tài chính, viễn thông, giao thông, thị trường lao động, hỗ trợ công nghiệp, giáo dục và đào tạo, cơ sở hạ tầng và y tế. Phần lớn tại các nước môi trường chính trị các tác động đến việc ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN của quốc gia đó bằng sự công nhận, hỗ trợ DNKN.

1.2.3.2. Yếu tố môi trường kinh tế

Những thay đổi về điều kiện kinh tế có tác động to lớn đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN. Một dự án hỗ trợ DNKN phải dựa vào những điều kiện kinh tế. Nhà nước có ngân sách dồi dào ưu tiên cho việc thực hiện chính sách hay Nhà nước chỉ hỗ trợ hạn hẹp cho DN. Chẳng hạn một ưu đãi về thuế thu nhập cho DNKN. Thực tế, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho DNKN không phải là phương pháp hữu hiệu nhất giúp các DN thoát khỏi tình cảnh bấp bênh, khó khăn lúc mới bắt đầu, nhưng đây lại là một giải pháp tạo động lực, tạo niềm tin cho DN, đồng thời đây cũng chính là trong số những giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu. Việc nhà nước có những chính sách giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp mới khởi nghiệp rất lớn vì có thể tiết kiệm được chi phí và chuyển dòng vốn sang phục vụ cho công tác đầu tư, đồng thời giảm chi phí trả lãi tiền vay, từ đó giảm giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì những thay đổi của thế giới (bao gồm cả thay đổi chính sách của nhà nước và các tổ chức kinh tế thế giới, các tổ chức khu vực) có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN thông qua ảnh hưởng của chúng đến môi trường các nước, đặc biệt đối với những DNKN sự thay đổi chính sách của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư thiên thần trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể mà mức độ ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế đến chính sách

hỗ trợ DNKN khác nhau.

Việc thực hiện tốt được chính sách hỗ trợ DNKN hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố môi trường kinh tế của Nhà nước và môi trường kinh tế quốc tế.

1.2.3.3. Yếu tố môi trường xã hội

Phong trào khởi nghiệp ngày càng sôi nổi và bắt đầu phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Đây là điểm thuận lợi cho chính sách hỗ trợ DNKN nhanh chóng đi vào đời sống, tạo làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ. Nếu phong trào này thành công, doanh nghiệp khởi nghiệp chính là những đối tượng tạo ra nhiều việc làm, mang lại giá trị gia tăng vượt bậc cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.

1.2.3.4. Yếu tố môi trường công nghệ

Khởi nghiệp sáng tạo là quá trình khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. Yếu tố cơ sở hạ tầng công nghệ là nền tảng để các DNKN thành công.

Các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao là môi trường để thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ công nghệ chính là phần hồn của doanh nghiệp nói chung và DNKN nói riêng. Công nghệ sẽ là yếu tố để thực hiện tốt chính sách và làm doanh nghiệp bứt phá vươn tầm thế giới.

1.2.3.5. Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách

Tổ chức bộ máy hành chính chịu trách nhiệm thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách. Việc tổ chức thực hiện chính sách DNKN đòi hỏi sự chung tay đồng bộ của các ngành, lĩnh vực ở các cấp. Các mối quan hệ liên chính quyền như được thể hiện ở các chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc các mối quan hệ giữa các địa phương như các chương trình của từng tỉnh, vùng có thể ảnh hưởng quan trọng đến

việc thực thi chính sách. Vì vậy nếu trong nội bộ chủ thể thực hiện chính sách có sự chồng chéo, mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)