7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Đóng góp về thu hút đầu tư phát triển kinh tế
Theo Báo cáo Khởi nghiệp thường niên của Topica Founder Institute (TFI) năm 2017 DNKN Việt Nam thu hút 291 triệu USD, số lượng các thương vụ nhận đầu tư là 92, tăng gần gấp đôi so với năm 2016. Sáu DNKN được rót vốn nhiều nhất, chiếm đến 198 triệu USD là Foody (82% cổ phần của startup này được Sea Group mua lại với 64 triệu USD); Tiki (gọi vốn
vòng series C từ JD.com trị giá 54 triệu USD); một DNKN không tiết lộ nhận 20 triệu USD từ TNB Ventures và Vntrip (gọi vốn vòng series B từ Hendale Captital 10 triệu USD). Bên cạnh đó, Sea cũng mua lại hai DNKN fintech và logistic không được tiết lộ với giá 50 triệu USD. Các DNKN lĩnh vực thương mại điện tử dẫn đầu số lượng gọi vốn với 21 thương vụ, đạt xấp xỉ 83 triệu USD. Theo sau là các lĩnh vực công nghệ ẩm thực, fintech, truyền thông, vận tải và du lịch trực tuyến.
Cũng trong năm 2017, lần đầu tiên hệ sinh thái khởi nghiệp ghi nhận số lượng nhà đầu tư thiên thần nội và các quỹ trong nước “vượt mặt” quỹ ngoại về số các thương vụ rót vốn. Sự vươn lên của các quỹ nội như VIISA, ESP, VSV, 500 Startups Vietnam và chương trình Shark Tank- Thương vụ bạc tỷ cũng chốt được 49 vụ đầu tư vào các DNKNST giai đoạn đầu. Tuy vậy, trị giá các phi vụ từ nhà đầu tư nội chỉ đạt 46 triệu USD, trong khi con số tương tự của các nhà đầu tư ngoại là 245 triệu USD.
Nguồn: Báo cáo Khởi nghiệp thường niên của Topica Founder Institute (TFI) năm 2017
Hình 1.2: Số thương vụ đầu tư trong giai đoạn 2011-2017
Năm 2017 đánh dấu một năm sôi động cho cộng đồng DNKN Việt 10 24 25 28 67 50 92 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số thương vụ giá trị và giá trị giao dịch Giá trị (triệu đô) 137, 205, 291
Số thương vụ giá trị và giá trị giao dịch Giá trị (triệu đô) 137, 205, 291
không chỉ về số lượng mà trên hết là về chất lượng kiến thức, sức ảnh hưởng và tốc độ tăng trưởng so với cộng đồng toàn cầu.
Bước sang năm 2018, các DNKN sẽ tập trung các lĩnh vực công nghệ tài chính, công nghệ lữ hành, trí tuệ nhân tạo/chatbot, Internet vạn vật, chăm sóc sức khoẻ và tập hợp dữ liệu lớn theo xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.