7. Kết cấu của luận văn
3.2.8. Giải pháp khác
Bình Định cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách về kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh. Huy động, lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tham gia quản lý, kiểm tra và giám sát thực hiện hợp đồng giữa các bên liên quan. Chuyển dần các nguồn đầu tư hỗ trợ sản xuất (các hình thức hỗ trợ truyền thống hiện nay) sang hỗ trợ sản phẩm để người nông dân không chỉ sản xuất ra nông sản mà còn trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm để phần giá trị gia tăng thuộc về phía người dân. Đẩy mạnh đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với nhu cầu lao động của các liên doanh, liên kết thông qua các mô hình sản xuất tiên tiến; nâng cao năng lực, kỹ năng cho người sản nông lâm nghiệp, kỹ năng kinh doanh và tiếp cận thị trường. Tăng cường sự tham gia của nông dân trong chuỗi giá trị sản phẩm, quan điểm và cách tiếp cận mới trong kinh tế thị trường là tiếp cận theo chuỗi giá trị sản phẩm, trong đó bảo đảm sự phối hợp và chia sẻ lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ở các
khâu sản suất - thu gom - chế biến - phân phối sản phẩm. Phát triển mạnh mẽ thương mại nông thôn, hình thành mạng lưới kinh doanh cá nhân, HTX thương mại, doanh nghiệp sản xuất - chế biến ở nông thôn; tổ chức mạng lưới kinh doanh theo từng ngành hàng như nông sản, vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ thành lập các mô hình điểm về kinh tế hợp tác, liên kết “4 nhà” để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định. Củng cố xây dựng các điểm thu gom, sơ chế và bảo quản, chế biến.