Thực trạng việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 49 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khở

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

2.3.1.1. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trong những năm qua, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNKN. Tùy vào từng trường hợp mà các hỗ trợ liên quan đến thủ tục pháp lý, mặt bằng sản xuất, văn phòng làm việc, công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo lãnh tín dụng, tiếp nhận vốn từ các quỹ đầu tư, thị trường tiêu thụ, xúc tiến thương mại, kết nối đối tác, thuế thu nhập doanh nghiệp... Các hỗ trợ này được củng cố thêm trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào ngày 1/1/2018.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó gần đây là Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020, đặt mục tiêu tới năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp (hiện nay mới có trên 500.000 doanh nghiệp).

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” hướng tới cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được

cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hoạt động hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí của Đề án.

Ngoài đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Chính phủ còn nhiều các giải pháp, chính sách trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp khác và đã triển khai thường xuyên và rầm rộ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo như Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, Dự án đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ, Dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo Doanh nghiệp...; và các sự kiện cho khởi nghiệp Techfest, Demoday, HatchFair,Venture Cup, StartupWeekend, Startup Fair Danang…

Các văn bản chính sách cấp trung ương và địa phương, đưa ra các định hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, phát triển DNKNST trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương. Các chính sách này không có giá trị áp dụng bắt buộc (không phải quy phạm pháp luật) nhưng lại tạo cơ sở để thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền triển khai các hoạt động thực tế.

Cụ thể, các chính sách về hỗ trợ DNKN ở Việt Nam và tỉnh Bình Định bao gồm:

- Quyết định số 844/QĐ-TTg ban hành ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (sau đây gọi là Đề án 844). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát nhất và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với DNKNST của Việt Nam. Đề án được xây dựng và chủ trì triển khai thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, có phạm vi bao trùm toàn quốc;

- Quyết định 171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện

từ năm 2017 và Quyết định 3362/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”. Đây là 02 văn bản cấp Bộ nhằm triển khai Đề án hỗ trợ DNKNST thông qua kênh đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia (nhiệm vụ hàng năm) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 25/5/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018 – 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Quyết định số 1774/QĐ-UBND ngày 12/5/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong năm 2020 của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định, giai đoạn 2019 – 2025”.

- Các Nghị quyết của các Hội đồng nhân dân tỉnh, các Quyết định, Kế hoạch, Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phần lớn các văn bản này được ban hành trong năm 2017, thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg.

- Ngoài ra, còn có một số Đề án khác mà Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn có liên quan tới khởi nghiệp. Các Đề án này không có liên hệ nào với Đề án 844 và mục tiêu đặt ra là tăng hiểu biết và hỗ trợ để các nhóm đối tượng liên quan khởi sự kinh doanh (không nhất thiết gắn với sáng tạo). Tuy nhiên do tính bao trùm về phạm vi, các hỗ trợ trong các Đề án này cũng có thể được sử dụng một phần cho khởi nghiệp sáng tạo:

+ Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Đây là Đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, không có liên hệ nào với Đề án 844.

+ Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”

Ngoài các chính sách trên, Chính phủ còn nhiều các giải pháp, chính sách trọng tâm hỗ trợ DNKNST khác và đã triển khai chúng thường xuyên và rầm rộ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo như: Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, dự án đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ, Dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo DNKNST…; và các sự kiện cho khởi nghiệp Techfest, Demoday, HatchFair…

2.3.1.2 Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, chiếm khoảng trên 95%. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng nằm trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa này, tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực về nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm nông nghiệp chế biến và du lịch cộng đồng. Để hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quốc hội đã ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có các chính sách dành riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Bám sát Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, tỉnh Bình Định đã xây dựng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.3.1.2.1. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ dành riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (6 nhóm chính sách)

a) Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật, hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung, hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới.

Khoa học công nghệ là nền tảng của cuộc cách mạng khởi nghiệp, do vậy, muốn phát triển được phong trào khởi nghiệp thì việc ưu tiên hàng đầu là dành cho phát triển khoa học công nghệ. Tỉnh Bình Định đặc biệt quan tâm đến chính sách hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp

nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, cụ thể như sau:

- Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo còn được hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới như sau:

- Cung cấp thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;

- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở;

- Giảm 50% phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; giảm 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; giảm 50% chi phí cấp đâu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm;

- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tự tổ chức đo lường;

- Giảm 50% phí thử nghiệm về chất lượng hàng hóa tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm.

Hơn nữa, tỉnh Bình Định cũng ưu tiên thực hiện chính sách hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của Nhà nước, cụ thể như sau:

- Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

b) Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm mới thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ, thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường chất lượng

* Chương trình đào tạo khởi nghiệp, đào tạo nâng cao và huấn luyện DN: Tỉnh Bình Định xác định trọng tâm của hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn đầu cần đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và huấn luyện khởi nghiệp cho các doanh nghiệp, đào tạo cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp. Trên tinh thần như vậy, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp gắn với đào tạo cho khởi nghiệp tập trung vào các đối tượng cụ thể như sau:

+ Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh (là người Bình Định);

+ Thanh niên có tinh thần lập nghiệp; + Các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã,...;

+ Các tổ chức có ý tưởng thành lập doanh nghiệp,...;

+ Các cá nhân, tổ chức đã khởi nghiệp có nhu cầu đào tạo, huấn luyện (các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp,...);

+ Các cá nhân, tổ chức có giải thưởng trong cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định;

+ Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, có nhu cầu hỗ trợ các dịch vụ tư vấn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và thương mại hóa thành công các sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Trên cơ sở quy tụ được các đối tượng cần thực hiện đào tạo, tỉnh Bình Định thực hiện thiết kế hoạt động đào tạo bao gồm các nội dung chính như sau:

cá nhân mong muốn khởi nghiệp và có khả năng trở thành một người khởi nghiệp. Nhằm giúp những đối tượng này phát triển tư duy về khởi nghiệp và làm sao để sản phẩm có thể tiếp cận đến khách hàng. Đào tạo “Hướng dẫn kỹ năng lập dự án kinh doanh”: Giúp các đối tượng từ ý tưởng kinh doanh của mình có thể lập thành một dự án kinh doanh khả thi, truyền tải những kiến thức cơ bản về khởi sự kinh doanh cho thanh niên, sinh viên như:

+ Nhận thức về kinh doanh;

+ Hình thành và sàng lọc, lựa chọn ý tưởng kinh doanh; + Hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

+ Định hướng, lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp; Xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn; Xác định thị trường (khách hàng) cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; Thu thập thông tin cần thiết phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (đây là một nguồn lực có tính tiên quyết và quyết định); Tổ chức bộ máy quản lý được tổ chức khoa học và hoạt động hiệu quả; Tuyển dụng cho nhà khởi nghiệp;

+ Cung cấp các kiến thức cơ bản về: Đánh giá, phân tích những tác động tạo động lực khởi nghiệp; Đánh giá các cơ hội và nguồn lực để khởi nghiệp thành công; Phân tích, đánh giá, lựa chọn ý tưởng và xây dựng ý tưởng cốt lõi; Cách quản lý chiến lược có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty; Chuyển hóa từ tư tưởng cốt lõi đến sản phẩm cốt lõi; Lựa chọn mô hình doanh nghiệp, tìm đối tác hợp tác, chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh; Các thỏa thuận trước khi thành lập doanh nghiệp.

Cụ thể, nhiều chương trình tập huấn, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp đã được tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Với kế hoạch cụ thể, rõ ràng, đúng trọng tâm, trọng điểm, phương pháp tiếp cận kiên trì và hiệu quả, thu hút vốn đầu tư của tỉnh trong 5 năm qua đã mang lại kết quả khả quan, với nhiều dự án tạo điểm nhấn trong thu hút đầu tư như: Nhà máy điện năng lượng mặt trời Fujiwara (dự án năng lượng mặt trời

đầu tiên tại tỉnh); Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn (quần thể du lịch có vốn đầu tư lớn nhất tại tỉnh); Khách sạn cao nhất Quy Nhơn - Pullman; Nhà máy Hoa Sen Nhơn Hội (dự án công nghiệp có vốn đầu tư lớn); dự án Công viên sáng tạo TMA và Đại học FPT phân hiệu AI Quy Nhơn (đại diện cho các dự án về công nghệ thông tin); thành lập hãng bay Bamboo Airway và khai thác chuyến bay quốc tế đầu tiên đến Quy Nhơn - Bình Định; đầu tư dự án khu Công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định, dự án được kỳ vọng góp phần tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là một điển hình cho sự thành công thu hút đầu tư.

Hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư được triển khai đồng bộ, có hiệu quả và theo kế hoạch đề ra; đồng thời, tỉnh Bình Định cũng tích cực tham gia một số sự kiện xúc tiến đầu tư lớn do các bộ, ngành Trung ương tổ chức để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư vào địa phương; trong năm 2019 tỉnh Bình Định đã phối hợp với bộ, ngành Trung ương tổ chức thành công Hội nghị Phát triển kinh tế miền Trung có tác động lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp yên tâm lựa chọn đầu tư, mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Bình Định.

Công tác mời gọi đầu tư được thực hiện toàn diện trên nhiều lĩnh vực, lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành đã tiếp và làm việc với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, đối tác trong và ngoài nước đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, dịch vụ du lịch, sản xuất phần mềm, xây dựng khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp... Cùng với đó, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo đúng lộ trình, được quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 49 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)