Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 86 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

2.3.2.1 Những kết quả đạt được

Thời gian vừa qua, hưởng ứng phong trào quốc gia khởi nghiệp trong cả nước, tỉnh Bình Định đã có những bước đi đầu tiên trên tiến trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là hỗ trợ các doanh nhân ở vùng nông thôn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững dựa vào tiềm năng của quê hương Bình Định

UBND tỉnh Bình Định đang thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2025 cho nhiều xã, phường, huyện trong toàn tỉnh và được đánh dấu bằng nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp thành công. Mỗi nhiệm vụ được phân công rõ ràng cho từng Sở, ban, ngành và xác định rõ mốc thời gian cần thực hiện, điều này làm căn cứ cơ sở

để UBND tỉnh giao nhiệm vụ và kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của các đơn vị.

Hưởng ứng phong trào khuyến khích thanh niên khởi nghiệp, tỉnh Bình Định cũng đã tổ chức thành công cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp – Startup Ideas” vào năm 2018 với rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo đã được gửi đến tham dự cuộc thi. Cùng với đó, “Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp” được hình thành tại các địa phương và trong các cơ sở giáo dục đại học. Nhiều chương trình đào tạo về khởi nghiệp được tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia, cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp góp phần kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Bình Định với cả nước và khu vực.

Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đang dần lan tỏa đến toàn bộ các phường, xã, địa phương trong toàn tỉnh, đưa rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp trở thành các mô hình kinh doanh thành công, đặc biệt phải kể đến sự thành công về khởi nghiệp của các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao như sản phẩm nông nghiệp sạch dưa lưới, gạo sạch, trồng rau hữu cơ… và mô hình du lịch cộng đồng của các hộ kinh doanh.

Hoạt động hỗ trợ liên kết mạng lưới, cụm công ty, cụm ngành để phổ biến công nghệ và hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới đã bước đầu đem lại những kết quả tích cực cho nhiều DNKN.

Việc thương mại hóa các sản phẩm khởi nghiệp đã có những thành công bước đầu được ghi nhận. Nhiều sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu tạo dựng được thương hiệu với người tiêu dùng trong nước và cả quốc tế.Trong tương lai sắp tới, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Định chắc chắn sẽ còn sôi nổi và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

2.3.2.2Những hạn chế và nguyên nhân a) Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác hỗ khởi nghiệp tại Bình Định vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể kể đến một số điểm hạn chế tiêu

biểu như:

- Hoạt động kết nối triển khai và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ vẫn còn chưa đạt được hiệu quả cao.

- Hoạt động đào tạo và tập huấn về khởi nghiệp cho thanh niên trên địa bàn dù đã có được tổ chức nhưng đối tượng tham gia chưa nhiều và mới chỉ tổ chức được ở một vài địa điểm chưa đảm bảo tính lan tỏa trong toàn tỉnh. Hơn nữa, số lượng các chương trình tập huấn cũng dừng lại ở con số khiêm tốn, việc tổ chức tập huấn chưa thương xuyên.

- Chính sách hướng dẫn về thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới đã được triển khai nhưng chưa chuyên sâu, đồng thời, việc hỗ trợ gọi vốn cho các DNKN vẫn còn vướng phải nhiều khó khăn, thách thức.

- Hoạt động giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài của tỉnh Bình Định vẫn còn trầm lắng.

- Các chính sách liên quan đến hình thành các Vườn ươm khởi nghiệp đã khá rõ ràng và đã bước đầu được triển khai nhưng hoạt động của các vườn ươm vẫn còn trầm lắng và chưa thực sự phát huy toàn bộ tiềm năng, chưa tiếp cận được nhiều đối tượng.

- Các chính sách hỗ trợ về tài chính và tiếp cận tín dụng, cơ sở mặt bằng mặc dù đã có nhưng đều là quy định chung, chưa cụ thể theo khu vực cũng như chưa có hướng dẫn chi tiết dẫn đến sự thiếu đồng nhất trong hành động, chính vì thế mà việc tiếp cận tín dụng, mặt bằng cho các DNKN vẫn là khó khăn hàng đầu mà các DNKN tại Bình Định vấp phải. Hơn nữa, các tiêu thức để được hưởng chính sách bảo lãnh tín dụng cũng là một trở ngại trong việc vay vốn của các DNKN. Bên cạnh đó, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVVcũng chỉ đề cập đến DNNVV nói chung, chưa tính đến đặc thù của DNKN nên về cơ

bản, các DNKN chưa được hưởng lợi từ những quy định này.

- Chính sách thuế hỗ trợ riêng cho DNKN thì thực trạng hiện này là chưa có chính sách đặc thù. Chính sách thuế chưa có sự phân biệt theo hướng dành ưu đãi cao hơn cho các DNKN.

- Việc liên kết sản xuất theo chuỗi đầu ra cho nông sản, thủy sản tại tỉnh Bình Định vẫn còn một số tồn tại: Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản vẫn còn ở quy mô nhỏ. Sự liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, trang trại và nông dân còn lỏng lẻo, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau. Nhiều hộ nông dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài về sản xuất, tiêu thụ ổn định. Các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong liên kết sản xuất; hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ và tính pháp lý không cao; doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm hỗ trợ kỹ thuật, thường xuyên giám sát tình hình sản xuất tại các vùng liên kết.Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu vốn; tập quán canh tác lạc hậu; tư duy kinh tế hộ; thiếu kinh nghiệm sản xuất, đặt biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các tổ, nhóm HTX cũng ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình liên kết.

b) Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chính của các hạn chế trên là do:

- Thiếu sự đồng bộ và đặc thù về cơ chế chính sách cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và các DNKN, các nhà đầu tư nói riêng.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo về khởi nghiệp và các hoạt động hỗ trợ còn thiếu rộng rãi, mới chỉ tập trung tại một vài điểm cơ sở.

- Hoạt động của các Sở, ban, ngành trong công tác khởi nghiệp vẫn còn trầm lắng, chưa thực sự sâu sát và chỉ đạo kịp thời. Cùng với đó, hoạt động của các câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp còn thiếu sôi nổi và hạn hẹp về

kinh phí để tổ chức các sự kiện, chương trình.

- Công tác tuyên truyền triển khai các chính sách về liên kết sản xuất ở một số địa phương còn mang tính khẩu hiệu, hình thức và chưa thường xuyên. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức đại diện nông dân và nông dân chưa được hài hòa giữa nhu cầu và lợi ích. Sự chia sẻ lợi nhuận chưa thực sự tương xứng với vai trò đóng góp của các bên tham gia trong chuỗi liên kết. Nông dân luôn ở thế bị động, vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra hoàn toàn bị phụ thuộc. Giá đầu vào còn cao so với mặt bằng chung của thị trường, giá thu mua đầu ra cho sản phẩm thường chưa theo giá thị trường. Một số doanh nghiệp chưa tạo được sự tin tưởng, làm chỗ dựa vững chắc đối với nông dân, tổ chức đại diện của nông dân. Một số bộ phận các hộ dân chủ yếu vì lợi ích trước mắt thường bán sản phẩm ra bên ngoài khi có thương lái mua với giá cao hơn doanh nghiệp (phá hợp đồng ký kết) dẫn đến khi thương lái không thu mua thì không bán được sản phẩm do đó liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ thường bị phá vỡ và thiếu bền vững.

- Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác như chính sách tích tụ đất đại, hỗ trợ khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại thị trường đã triển khai thực hiện nhưng nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế. Chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng liên kết giữa các bên tham gia.

- Công tác kết nối với các cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp, các quỹ đầu tư còn hạn chế, dẫn đến nhiều DNKN bị động trong quá trình khởi nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)