7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý
Hoàn thiện việc xây dựng chiến lược khởi nghiệp: Tùy vào thế mạnh riêng, Bình Định cần chọn cho mình những lĩnh vực ưu tiên phù hợp, sau đó xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả. Tỉnh Bình Định cần nghiên cứu kỹ để có thể đưa ra một chiến lược hỗ trợ tích cực cho hoạt động khởi nghiệp, phù hợp với các chính sách khác của Nhà nước cũng như chính sách quốc tế, đồng thời vẫn chú trọng vào các lĩnh vực, ngành mục tiêu khởi nghiệp. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho các DNKN cần chia theo ngành, theo lĩnh vực, cần phân loại được các đối tượng khởi nghiệp trong đó chú trọng đến khởi nghiệp của các đối tượng dân tộc thiểu số.
Chiến lược khởi nghiệp phải được thực hiện mạnh mẽ, nơi bắt đầu là từ các trường đại học và các câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp, để trong một tương lai rất ngắn chúng ta sẽ có một thành phố khởi nghiệp và một hệ sinh thái khởi nghiệp đủ sôi động.
Cải thiện môi trường kinh doanh là điều kiện vô cùng quan trọng để hỗ trợ các DNKN. Cải thiện môi trường kinh doanh giúp DNKN thành công trong hội nhập kinh tế trước những cạnh tranh gay gắt hiện nay. Điều này đảm bảo cho việc phát triển các thị trường yếu tố sản xuất một cách lành mạnh, linh hoạt, giảm thiểu chi phí giao dịch, nhất là đối với thị trường bất động sản, thị trường tài chính...
Tối ưu hóa môi trường pháp lý: Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số hệ sinh thái khởi nghiệp thành công trên thế giới và một số địa phương tại Việt Nam, tác giả rút ra những bài học về tạo lập cơ chế, chính sách hỗ trợ DNKN như: Cần có nhận thức đầy đủ, quan điểm toàn diện, coi trọng vai trò và vị trí của DNKN trong phát triển KTXH; Đồng thời, hoàn thiện xây dựng thể chế, chính sách cho DNKN, sớm hoàn thiện, cụ thể hóa hơn về DNKN
trong Luật DNNVV; Xây dựng chính sách hỗ trợ DNKN một cách toàn diện, có sự tham gia của các tổ chức tài chính, ngân hàng và các cơ quan nhà nước.
Song song với với ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ, cần sớm thiết lập hệ thống (cơ quan, tổ chức) để triển khai và thực thi cơ chế chính sách này; Hỗ trợ xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ cho DNKN, nâng cao việc chỉ đạo và dịch vụ công dành cho các DNKN. Đặc biệt, tăng cường vai trò của Nhà nước trong xây dựng quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa các DNKN với các DN lớn và các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Cần đánh giá lại toàn diện hoạt động của khu vực DNKN; tạo một khí thế mới cho cộng đồng DNKN trên cơ sở các cam kết về việc minh bạch hoá,công bằng hoá sự phát triển kinh tế nói chung. Đặc biệt, phát huy hơn nữa vai trò của DN tư nhân, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp, tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế.
Thực hiện các biện pháp giảm thuế, thay đổi cách tính thuế GTGT. Cụ thể, Nhà nước cần giảm thuế hoặc không đánh thuế từ 1-3 năm từ khi thành lập doanh nghiệp, thuế doanh nghiệp và khu vực tư nhân được giảm thấp hơn và ưu đãi về thuế. Đồng thời, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ tính quan liêu. Khung pháp lý mới cũng cần đặt ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thúc đẩy cơ hội tái khởi động sau khi doanh nghiệp phá sản, đẩy nhanh thủ tục phá sản, đẩy mạnh hệ thống phòng ngừa phá sản. Nhà nước cũng cần đề cao yếu tố minh bạch trong hoạt động hỗ trợ DNKN như: xoá bỏ tham nhũng, số liệu được chính phủ công bố, chia sẻ thông tin sớm.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ; cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, đặc biệt chú ý:
- Đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản không còn phù hợp; Nâng cao trình độ nắm vững và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đối với DNKN; Thay đổi tư duy quản
lý sang trách nhiệm phục vụ, hướng dẫn DNKN phát triển, đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương thực sự là chỗ dựa vững chắc, là người trợ giúp thật hiệu quả đối với DNKN.
- Có những tiêu chí để phân loại, đánh giá hoạt động của DNKN cụ thể rõ ràng, tránh đánh giá chung, phân biệt rõ thế nào là DNKN. Đồng thời, có chiến lược ưu tiên tháo gỡ khó khăn, xây dựng những nhân tố nòng cốt, nhằm tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến; Tạo môi trường để các DNKN trên địa bàn tăng cường liên kết với nhau hình thành các chuỗi liên kết bền vững.
- Tăng cường xúc tiến thương mại và quản lý thị trường; Có cơ chế để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ và đầu tư vào các nước đã ký các hiệp định thương mại và đầu tư; Loại bỏ những rào cản gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham gia hiệu quả các chuỗi giá trị toàn cầu.
Cần có chính sách tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng: Hiện nay, môi trường khởi nghiệp Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng còn quá trẻ nhưng có nhiều tiềm năng để khởi dậy tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ. Do đó, cần quan tâm đến các chính sách đẩy mạnh giáo dục như: tài trợ các chương trình đào tạo khởi nghiệp, đào tạo miễn phí trong ngành lên kế hoạch kinh doanh, đào tạo sau đại học về khởi nghiệp, học vị Thạc sĩ. Ngoài ra, cần thay đổi hệ thống giáo dục, các biện pháp giáo dục, thay đổi tổ chức các trường đại học và toàn bộ hệ thống trường trung học, nâng cao kiến thức khởi nghiệp. Cải cách hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn với giáo dục – đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí tự thân lập nghiệp.
Cần chuẩn bị nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo bền vững từ trường phổ thông thông qua giáo dục khởi nghiệp. Cần đưa chương trình giáo dục khởi nghiệp vào giảng dạy trong các chương trình học trung học phổ thông, đặc biệt là trong giáo dục cao đẳng, đại học. Cải cách hệ thống đào tạo,
đặc biệt là đào tạo khởi nghiệp tại các trường, các trung tâm đào tạo…, mời những nhà DN nổi tiếng, các doanh nhân trẻ giảng dạy, để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để đem đến những bài học quý cho những doanh nhân tương lai khi bắt đầu khởi nghiệp.
Cần có chính sách tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ: Để có một hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cao, cần nâng cao cơ sở hạ tầng trực tuyến và trực tiếp như tạo ra các cơ chế để tăng cường hợp tác giữa các DNKN, xây dựng nền tảng cho việc tìm kiếm đối tác, nền tảng giao kết và các sự kiện, cổng thông tin ảo. Bên cạnh đó, cũng cần tạo lập các vườn ươm doanh nghiệp có chất lượng, đầu tư các khu công nghệ cao, không gian công cộng cho mạng lưới liên kết và làm việc nhóm; cần tăng cường trao đổi kiến thức và chia sẻ bằng cách tăng cường hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và khởi nghiệp, viện nghiên cứu và khu công nghiệp, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong môi trường kinh doanh, chia sẻ và hợp tác với các DNKN nước ngoài.