7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tăng cường hỗ trợ tài chính
Đây là nhóm biện pháp nhằm giúp các DNKN vượt qua khó khăn được cho là lớn nhất của mình – thiếu vốn. Để kích thích tăng trưởng về số lượng và chất lượng các DNKN, đặc biệt là giai đoạn đầu, đồng thời qua đó thu hút khối tư nhân đầu tư vào DNKN thì cần phải có chính sách hỗ trợ tài chính đặc thù cho DNKN, bao gồm:
- Các khoản hỗ trợ tài chính cho các DNKN: Các hỗ trợ này thường dưới dạng khoản tài trợ trực tiếp vào các startups (thường ở giai đoạn “ươm mầm” (seeds), ý tưởng hoặc giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm);
- Các khoản cho vay, bảo lãnh tín dụng: Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng cho những DNKN đi kèm các cam kết về sử dụng khoản vay, vốn đối ứng tối thiểu. Ví dụ các khoản tín dụng dành cho DNKN từ các quỹ, tổ chức tín dụng của Nhà nước hoặc các biện pháp bảo lãnh cho các DNKN vay tín
dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng tư nhân.
- Các khoản đầu tư mạo hiểm: việc đầu tư này có thể được thực hiện thông qua các quỹ đầu tư Nhà nước hoặc đầu tư gián tiếp thông qua việc phối hợp đầu tư với các nhà đầu tư/quỹ đầu tư tư nhân hoặc cung cấp các chương trình bảo lãnh đầu tư cho các nhà đầu tư/quỹ đầu tư tư nhân đầu tư vào DNKN.
- Miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước: hỗ trợ startup thông qua việc giảm các nghĩa vụ về tài chính phải nộp của DNKN (ví dụ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, giảm các mức đóng góp cho bảo hiểm xã hội…).
- Phát triển thêm các kênh huy động vốn cho DNKN, chú trọng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nghiên cứu và triển khai sàn giao dịch chứng khoán dành cho các DNKN, giúp các DN huy động vốn trực tiếp từ xã hội góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho DNKN. Mô hình này đã rất thành công trong việc hỗ trợ cho DNKN, góp phần giảm bớt áp lực huy động nguồn tài chính - thường là gánh nặng đối với các DNKN mới thành lập. Cần xây dựng một thị trường vốn chuyên dành cho các DNKN. Việc xây dựng một thị trường chứng khoán tập trung cung cấp vốn cho các DNKN, tách bạch với thị trường niêm yết có thể có lợi đặc biệt đối với nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam. Thị trường này sẽ cung cấp cơ hội cho DNKN có thể tiếp cận các nguồn vốn với những tiêu chuẩn đặt ra ở mức thấp hơn chẳng hạn tiêu chuẩn công khai về đặc tính của sản phẩm, báo cáo đánh giá tác động của sản phẩm đến thị trường, báo cáo triển vọng của sản phẩm….
- Khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần, thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, đây là nhóm biện pháp kêu gọi khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư mạo hiểm cho DNKN. Xây dựng Quỹ đầu tư cho DNKN theo mô hình hợp tác công - tư nhằm mục đích kêu gọi vốn đầu tư, tài trợ từ các thành phần xã hội cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng. Quỹ đầu tư này
sẽ được đăng ký hoạt động theo mô hình Công ty đầu tư tài chính và ủy thác đầu tư. Phần lợi nhuận tạo ra từ nguồn đầu tư của Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ được sử dụng để tái đầu tư cho hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo DNKN cũng như đầu tư trực tiếp cho DNKN tiềm năng.
- Tạo hành lang phát triển các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm DNKN được thành lập bởi các tổ chức chính phủ, các trường đại học, các DN lớn… giúp cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi, vốn tài trợ cho các dự án tham gia; đồng thời, cung cấp cơ sở vật chất, hạ tầng sản xuất, công nghệ, kỹ thuật, các khóa học về kinh doanh hoặc hệ thống tư vấn pháp luật miễn phí hoặc với chi phí ưu đãi.
- Liên kết các DNKN lại với nhau để hỗ trợ nhau về công nghệ, thị trường và nguồn vốn. Tuy nhiên, liên kết giữa các startup trên thị trường không chỉ là liên kết của doanh nghiệp khởi nghiệp với nhau mà nó còn là sự liên kết từ các cơ quan tổ chức khác nhau từ Chính phủ, trường đại học, nhà đầu tư…