Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 106 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ kinh doanh

Các giải pháp này nhằm giúp các DNKN vượt qua được các khó khăn về kinh doanh do thiếu các kiến thức cần thiết về kinh tế, quảng bá và kết nối mạng lưới. Ở một góc độ nhất định, các biện pháp thuộc nhóm này cũng góp phần hỗ trợ cho DNKN vượt qua các khó khăn về vốn của mình (thông qua việc giảm bớt các chi phí về quản lý, thuê dịch vụ…).

Tỉnh Bình Định tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, cụ thể:

Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;

Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

Hỗ trợ tư vấn về pháp lý và quản trị miễn phí hoặc được tài trợ một phần phí. Hỗ trợ marketing cho DNKN, bao gồm cả quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm của DNKN. Giúp DNKN thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.

Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng. Hỗ trợ kết nối để các DNKN có thể tiếp cận được mạng lưới các nhà đầu tư, các đơn vị, chương trình, dự án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Thêm vào đó, tỉnh Bình Định cần tập trung đẩy mạnh chính sách phát triển hệ thống vườn ươm công nghệ: Cần coi trọng việc phát triển hệ thống vườn ươm công nghệ như là một công cụ đòn bẩy quan trọng trong hỗ trợ phát triển DNKN bằng KHCN, thương mại hoá công nghệ và thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệ, liên kết khoa học với sản xuất, thị trường. Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ” cho các DNKN. Nguồn kinh phí hỗ trợ các cơ sở ươm tạo cũng như DNKN thực hiện theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 50%, 50% còn lại là kinh phí của các tổ chức.

Xây dựng và kết nối trang thông tin điện tử Vườn ươm doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực để hỗ trợ và cung cấp thông tin cần thiết cho các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực. Hỗ trợ các vườn ươm quảng bá công nghệ, các DNKN thông qua các hình thức tổ chức hội chợ công nghệ, xúc tiến thương mại điện tử…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)