7. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục đào tạo, phát triển các vườn ươm
nghiệp
Giải pháp này bao gồm các biện pháp nhằm xây dựng các kỹ năng mà các DNKN thường bị hạn chế, qua đó thúc đẩy và tạo thuận lợi cho việc khởi nghiệp sáng tạo. Mục tiêu là tạo dựng tinh thần khởi nghiệp - đổi mới – sáng tạo trong học đường, các trường đại học cao đẳng cần có nhiều chương trình học và làm thiết thực, cung cấp kiến thức và truyền cảm hứng làm chủ sự nghiệp, làm chủ bản thân cho sinh viên.
Các trường đại học, cao đẳng phải đóng vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho cộng đồng và đời sống xã hội. Đồng thời, tiên phong trong việc tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, thử nghiệm và truyền tải những kiến thức đó đến các thế hệ, đưa ra các định hướng phù hợp với tiến bộ của thế giới. Vai trò của đại học cũng rất quan trọng trong chuyển giao kết quả nghiên cứu thành công đến với doanh nghiệp, tạo ra các kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường.
Về cơ bản nhóm giải pháp về thông qua giáo dục để phát triển DNKN thường bao gồm:
- Các chương trình đào tạo, hướng dẫn khởi nghiệp tại các trường đại học, các cơ sở giáo dục bậc cao (đào tạo, tập huấn các kiến thức kinh doanh, các kỹ năng, điều kiện, quy trình để sinh viên có thể khởi nghiệp)
- Các chương trình đào tạo kỹ năng quản trị, quản lý tài chính, lao động… cho các sáng lập viên của các DNKN.
- Thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp, vườn ươm khởi nghiệp thanh niên.
- Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng thanh niên khởi nghiệp,…