Nâng cao nhận thức cho CBQL,GV và HS về khái niệm, nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL,GV và HS về khái niệm, nguyên

nhân và hậu quả của công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường THPT

Trong mọi hoạt động của con ngƣời nói chung, hoạt động quản lý phòng chống BLHĐ nói riêng chỉ có thể có hành động đúng trên cơ sở có nhận thức đúng các nội dung. Do đó, công tác phòng chống BLHĐ muốn đạt hiệu quả cao trƣớc hết cần phải nâng cao nhận thức của các thành viên, tổ chức trong nhà trƣờng các nội dung phòng chống BLHĐ. Đây đƣợc coi là một trong những việc làm đầu tiên của Hiệu trƣởng để triển khai công tác phòng chống BLHĐ có hiệu quả trong nhà trƣờng mà mình phụ trách.

Hiện nay, trong các trƣờng học nói chung, công tác phòng chống BLHĐ còn tƣơng đối mới, chƣa có quy trình cụ thể, phù hợp. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và các tổ chức nói chung về công tác này chƣa cao, chƣa thật sự quan tâm. Thậm chí, một số GV cho rằng công tác phòng chống BLHĐ chỉ là trách nhiệm riêng của một số cá nhân, tổ chức trong nhà trƣờng nhƣ: Bộ phận bảo vệ, quản sinh, Ban giám hiệu, cán bộ Đoàn.... Do đó, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần phải quan tâm nâng cao nhận thức của đôi ngũ cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong trƣờng để từ đó phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý phòng chống BLHĐ.

Để nâng cao nhận thức của các thành viên, tổ chức trong nhà trƣờng trong công tác phòng chống BLHĐ cần có sự kiên trì, tổ chức nhiều hoạt động phong phú, phù hợp với từng đối tƣợng và phải tiến hành thƣờng xuyên.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và học sinh về nội dung phòng chống BLHĐ. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức, tạo sự đồng thuận trong hoạt động.

72

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

* Nội dung:

- CBQL, GV và HS phải nắm vững đƣợc những kiến thức về phòng chống BLHĐ ( khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của BLHĐ)

- Các thành viên trong nhà trƣờng (CBQL, GV và HS) phải nhận thức đƣợc thực trạng của BLHĐ và những ảnh hƣởng tiêu cực của nó đến hoạt động giáo dục thế hệ trẻ.

- Nắm vững các văn bản quy định có liên quan đến hoạt động phòng chống BLHĐ.

- Tùy theo nhiệm vụ, chức trách của mình mà ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong công tác phòng chống BLHĐ.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng cần nắm vững chủ trƣơng và kế hoạch thực hiện việc quản lý phòng chống BLHĐ của nhà trƣờng từ đó cụ thể hóa bằng các chƣơng trình hành động theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công, định hƣớng hoạt động cho các thành viên của tổ chức mình.

- Nắm vững các nguyên tắc hoạt động và phối hợp trong công tác phòng chống BLHĐ.

*Cách thực hiện biện pháp

Với các nội dung nhƣ trên, chúng ta cần tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để triển khai các nội dung. Cụ thể nhƣ sau:

- Tập huấn, trang bị cho các thành viên, tổ chức trong nhà trƣờng các kiến thức cần thiết về BLHĐ: khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, chiều hƣớng trong thời gian tới; kỹ năng xử lý các tình huống khi có mâu thuẫn phát sinh…

- Tiến hành việc tổ chức tuyên truyền về pháp luật, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về chủ trƣơng phòng chống BLHĐ cho CB, GV và HS trong nhà trƣờng

73

- Xây dựng mạng lƣới cung cấp, thu thập thông tin về BLHĐ rộng khắp, xây dựng cơ chế và thƣờng xuyên trao đổi thông tin giữa các lực lƣợng để kịp thời nắm bắt, xử lí từ khi có dấu hiệu xẩy ra BLHĐ. Đồng thời phải lƣu ý tới việc điều tra, phân loại, đánh giá những học sinh có nguy cơ gây hấn, gây ra BLHĐ để theo dõi và có những biện pháp giáo dục phù hợp. Đồng thời nhà trƣờng tiến hành thiết lập đƣờng dây nóng phản ánh về BLHĐ liên quan đến học sinh nhà trƣờng.

- Tiến hành thƣờng xuyên việc dự giờ, thăm lớp báo trƣớc hoặc đột xuất nhằm nắm bắt tình hình lớp học. Quy định về báo cáo của GVCN lớp về tình hình học sinh của lớp.

- Sau mỗi học kì, mỗi năm học lấy ý kiến thăm dò của học sinh để nắm tình hình giữa giáo viên và học sinh, cách dạy và ứng xử của giáo viên trong và ngoài nhà trƣờng, quan hệ giữa các học sinh với nhau.

3.2.1.3. Các điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện đƣợc giải pháp này cần một số những điều kiện nhƣ sau: - Việc thực hiện giải pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về kiến thức phòng chống BLHĐ trƣớc hết phải căn cứ vào các văn bản quy định của pháp luật và các ban ngành có liên quan; các văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và điều kiện thực tế của nhà trƣờng

- Lãnh đạo nhà trƣờng cần chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, từng tổ chức. Trong trƣờng học lấy lực lƣợng GV, GVCN, đoàn thanh niên làm lực lƣợng nòng cốt.

- Hằng năm đƣa vào chỉ tiêu phấn đấu của từng cá nhân, từng tập thể. Kết quả việc tham gia phòng chống BLHĐ là một trong các tiêu chí bình xét thi đua trong từng giai đoạn, trong năm học.

74

nguồn lực tài chính hợp lý cho các hoạt động nhằm thực hiện biện pháp nhƣ các hoạt động tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, sân khấu hóa để tuyên truyền. Các nội dung tuyên truyền cần phải sát với đối tƣợng học sinh.

- Cần phải có những ngƣời hiểu biết về nội dung phòng chống BLHĐ, nhiệt tình, trách nhiệm; đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính phù hợp để tổ chức tùy theo từng nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)