8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung công tác giáo dục phòng chống bạo lực
đường cho học sinh
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Giúp cho học sinh nâng cao đƣợc khả năng tiếp thu các nội dung phòng chống BLHĐ, tránh làm cho học sinh gò bó; tạo sự hứng thú, say mê , kích thích và lôi cuốn các em trong việc tiếp thu các hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ trong nhà trƣờng.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Tăng cƣờng giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đƣờng trong chƣơng trình và hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đƣờng lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Hội. Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống bạo lực học đƣờng, giáo dục kỷ luật tích cực cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, tích cực nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, đề cao sự gƣơng mẫu của thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trƣờng đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục…
- Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên cần rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, chƣơng trình, giáo trình, hình thức đào tạo; gắn yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ sƣ phạm với năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tăng cƣờng
75
tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực hành, thực tập sƣ phạm để rèn các kỹ năng sƣ phạm, kỹ năng giải quyết tình huống sƣ phạm, kỹ năng tƣ vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh, bồi dƣỡng đạo đức nhà giáo, chuyên đề đào tạo về công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên sƣ phạm.
- Các trƣờng sƣ phạm cần nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, nội dung bồi dƣỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đƣờng; kỹ năng sƣ phạm, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sƣ phạm của nhà giáo tại các địa phƣơng thiết thực hiệu quả cũng nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên tƣ vấn trong trƣờng học, xây dựng nội dung, cách thức và hình thức giáo dục phù hợp...
- Nhà trƣờng THPT ở Vĩnh Thạnh cần có một sự thay đổi về nội dung chƣơng trình dạy đạo đức, kỹ năng trong nhà trƣờng. Cụ thể: giảm bớt một số chƣơng trình học khác, thay vào đó là những tiết dạy về đạo đức, kỹ năng sống gắn liền với thực tế cho học sinh. Khuyến khích giáo viên có thể lồng ghép vào trong các tiết dạy của các môn học những nội dung về đạo đức, kỹ năng. Để làm đƣợc điều này, thông qua buổi họp Hội đồng giáo viên hàng tháng, buổi họp tổ chuyên môn, nhà trƣờng quán triệt các nội dung lồng ghép về giáo dục kỹ năng cho học sinh đến từng tổ chuyên môn, từng môn học. Một số môn học có thuận lợi trong giáo dục kỹ năng cho học sinh là môn Văn, Sinh học, Giáo dục công dân,… Những giáo viên bộ môn này có thể tiến hành lồng ghép giáo dục kỹ năng, nội dung phòng chống BLHĐ trong tiết dạy với những chƣơng, mục thích hợp. Không nên giáo dục kỹ năng, nội dung phòng chống BLHĐ cho học sinh theo hình thức "đọc-chép" mà giáo viên nên lấy những tình huống trong thực tế của học sinh để giúp các em lựa chọn giải pháp xử lý thích hợp nhất.
Ngoài ra trong một số buổi ngoại khóa trong tiết chào cờ đầu tuần, những hoạt động tập thể nhân kỷ niệm các ngày lễ có thể lồng ghép nội dung
76
về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhà trƣờng có thể xây dựng những chƣơng trình hoạt động xã hội lôi cuốn học sinh giải tỏa năng lƣợng hoặc chứng tỏ giá trị của mình, tạo cho các em có sân chơi lành mạnh để rèn luyện nhân cách. Đồng thời cũng cần có những hoạt động để học sinh nâng cao kỹ năng sống, những kiến thức đạo đức về tinh thần trách nhiệm, tình yêu thƣơng, sự chia sẻ… Ví dụ, nhà trƣờng có thể tổ chức những cuộc tham quan dã ngoại để tăng cƣờng mối quan hệ bạn bè thân thiết, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ trong các nhóm học sinh với nhau, những hoạt động tình thƣơng nhƣ thăm các em nhỏ thiệt thòi, có hoàn cảnh cảnh đặc biệt khó khăn để học sinh biết cách thông cảm và chia sẻ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phụng dƣỡng Mẹ Việt Nam anh hùng…
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cần phải có những ngƣời hiểu biết về nội dung phòng chống BLHĐ, nhiệt tình, trách nhiệm; nhà trƣờng cần có sự đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính phù hợp để tổ chức tùy theo từng nội dung hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ.
Việc thực hiện đổi mới nội dung hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh trƣớc hết phải căn cứ vào các văn bản quy định của pháp luật và các ban ngành có liên quan; các văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và điều kiện thực tế của nhà trƣờng
Sự ủng hộ và đồng thuận của cha mẹ học sinh, sự phối hợp của các tổ chức cá nhân trong vag ngoài nhà trƣờng thì mới đem lại hiệu qủa cao
3.2.3. Chú trọng đa dạng hóa phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh
Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực học tập của học sinh là xu hƣớng chung của công tác dạy học ngày nay.
77
Phƣơng pháp dạy học này đã nhấn mạnh vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình dạy học. Để đạt đƣợc điều này, giáo viên cần phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh, thực chất là giáo viên phải dạy học nhằm rèn luyện tính chủ động học tập, chống lại thói quen ỷ lại, lƣời biếng của học sinh. Bên cạnh đó, dạy học phải lấy việc hình thành năng lực tự học của học sinh làm mục tiêu chính
Muốn học sinh trở thành ngƣời học tích cực, sáng tạo thì giáo viên cũng phải trở thành ngƣời thầy tích cực sáng tạo
Để giáo viên tích cực đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức các hoạt động.
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Giúp cho học sinh tiếp cận đƣợc các hình thức và phƣơng pháp tổ chức các hoạt động phòng chống BLHĐ khác nhau qua đó giúp cho các em tiếp thu đƣợc các kiến thức của hoạt động phòng chống BLHĐ tốt hơn. Phát huy đƣợc tƣ duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, đồng thời nhằm hình thành và phát triển ở học sinh nền tảng tƣ duy của con ngƣời trong thời đại mới . Đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp thu những thành tựu tiên tiến của giáo dục thế giới
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp *Nội dung:
Quán triệt định hƣớng đổi mới các hình thức và phƣơng pháp tổ chức các hoạt động phòng chống BLHĐ trong nhà trƣờng. Mỗi cán bộ quản lý trƣờng học phải nhận thức đúng và giúp giáo viên nhận thức đúng cơ sở của đổi mới các hình thức và phƣơng pháp
* Cách thực hiện các biện pháp
Nghiên cứu các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên, kế hoạch chiến lƣợc và kế hoạch năm học của nhà trƣờng
78
Phân tích năng lực sƣ phạm giáo viên của nhà trƣờng
Đánh giá cơ sở vật chất và khả năng tài chính phục vụ công tác đổi mới phƣơng pháp và hình thức của nhà trƣờng. Xem xét khả năng hỗ trợ của các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng về kỹ thuật và phƣơng tiện dạy học
Viết bản kế hoạch thực hiện đổi mới các hình thức và phƣơng pháp tổ chức hoạt động phòng chống BLHĐ với các nội dung cơ bản
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Muốn thực hiện đƣợc đổi mới các hình thức và phƣơng pháp tổ chức các hoạt động phòng chống BLHĐ trong nhà trƣờng cần đƣợc tổ chức, lãnh đạo và hỗ trợ từ các cấp quản lý giáo dục, và trong mỗi nhà trƣờng cần phát huy vai trò của tổ nhóm chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm…bằng những biện pháp thích hợp. Chú trọng công tác bồi dƣỡng giáo viên để đảm bảo mọi giáo viên đều nắm vững các phƣơng pháp và hình thức dạy học để có thể vận dụng trong tổ chức các hoạt động một cách tích cực
Việc lồng ghép các nội dung giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh trƣờng THPT trong hoạt động dạy học chính khóa và hoạt động dạy học ngoại khóa cần phải có sự chỉ đạo xuyên suốt và có những hƣớng dẫn cụ thể và kịp thời của Ban Giám hiệu nhà trƣờng và các cán bộ quản lý nhƣ: Xây dụng kê hoạch lồng ghép; chỉ đạo tích hợp các bộ môn thích hợp; xây dụng các nội dung hoạt động phù hợp với mục tiêu GD đã đê ra cho các cán bộ giáo viên trực tiê p giảng dạy; cuối cùng phải kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thƣởng kịp thời những cách làm tốt và nhân rộng điển hình.
3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho đội ngũ giáo viên
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh THPT. Công
79
tác tập huấn, giúp đỡ, hỗ trợ GV trong việc tích hợp “dạy chữ” với “dạy ngƣời”, kê t hợp mục tiêu, nội dung bài học với việc rèn luyện ý thức cho HS mang tính quyết định tới thành công của hoạt động quan trọng này.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
* Nội dung
Quán triệt kê hoạch giáo dục phòng chống BLHĐ, xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phƣơng pháp, hình thức kiểm tra đánh giá, thời điểm tổ chức và các chủ thể chịu trách nhiệm chính trong hoạt động này. Xác định trách nhiệm, vai trò quyê t định của đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn trong việc giáo dục phòng chống BLHĐ cho hoc sinh.
Lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm tạo điều kiện học hỏi, trao đổi giữa các giáo viên trong nhà trƣờng về kỹ năng quản lý học sinh. Thông qua những buổi sinh hoạt này, những giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ tốt nhƣng lại kém về kỹ năng sống, kỹ năng sƣ phạm và kinh nghiệm giảng dạy sẽ đƣợc học hỏi trao dồi kinh nghiệm và kỹ năng với những bậc tiền bối, những ngƣời “thầy” thực thụ để tránh những tình huống ứng xử không khéo, gây mất đoàn kết và tình thầy trò.
* Cách thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu có các chƣơng trình giáo dục ý thức tự học trau dồi kiến thức về pháp luật, về BLHĐ cho GV để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các buổi học chính khoá.
Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể có nội dung về giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh và giáo viên cùng tham gia, để GV có cơ hội tìm hiểu tâm lý của HS, áp dụng vào việc giáo dục nhận thức cho các em.
80
bồi dƣỡng kiến thức trong công tác giáo dục phòng chống BLHĐ để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Ban giám hiệu có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục cho CB, GV về tầm quan trọng của việc hiểu biết về pháp luật, về BLHĐ trong cuộc sống hiện nay, để có thể chủ động hơn trong hoạt động giảng dạy cũng nhƣ trong các tình huống có liên quan.
Ban giám hiệu tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trƣờng. Tạo lập một môi trƣờng giáo dục lành mạnh, mỗi GV phải tự ý thức đƣợc vai trò trách nhiệm của mình, phấn đấu trở thành tấm gƣơng cho HS noi theo.
Ngoài ra chúng ta còn có các nội dung cụ thể cho từng nhóm đối tƣợng trong nhà trƣờng cụ thể:
+ Đối với lực lƣợng giáo viên chủ nhiệm:
Vào đầu mỗi năm học, sau khi ổn định tình hình các khối lớp, lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức hội nghị giáo viên chủ nhiệm với nội dung bồi dƣỡng năng lực và kỹ năng công tác quản lý học sinh, phòng chống bạo lực học đƣờng; đồng thời bồi dƣỡng giáo viên chủ nhiệm về kỹ năng tƣ vấn tâm lý học sinh. Trong đó, lãnh đạo nhà trƣờng có thể phân công một số giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm làm báo cáo viên và chủ trì buổi thảo luận tạo điều kiện các giáo viên chủ nhiệm trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Nội dung của buổi hội nghị cần đề cập đến những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên và một số kỹ năng cần thiết. Qua hội nghị này, những mặt ƣu điểm trong công tác giáo viên chủ nhiệm sẽ đƣợc khẳng định, ghi nhận và phát huy; những khó khăn, vƣớng mắc về công tác quản lý học sinh sẽ đƣợc nhà trƣờng giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống bạo lực học đƣờng có hiệu quả hơn.
+ Đối với giáo viên bộ môn :
81
chuyên môn nhà trƣờng hƣớng dẫn các giáo viên về một số biện pháp giáo dục để giúp học sinh thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực học đƣờng nhƣ thƣờng xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy, phát hiện và báo cáo kịp thời những hiện tƣợng bất thƣờng (học sinh xích mích lẫn nhau, tập trung đám đông,…) để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Đối với lực lƣợng cán bộ Đoàn thanh niên:
Đoàn thanh niên trong nhà trƣờng có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh. Chình vì vậy vào đầu mỗi năm học, kì học, Đoàn thanh niên các nhà trƣờng THPT ở Vĩnh Thạnh có thể phối hợp với huyện đoàn Vĩnh Thạnh mở các lớp tập huấn công tác thanh thiếu niên. Nội dung của các buổi tập huấn tập trung vào một số kiến thức trọng tâm về thanh thiếu niên (tâm lý, sinh lý, xã hội…) và một số kỹ năng cơ bản của ngƣời cán bộ Đoàn, Hội. Trong các buổi tập huấn cho cán bộ đoàn có thể mời cán bộ quản lý của nhà trƣờng tham dự và có ý kiến chỉ đạo về công tác thanh niên sát với tình hình nhà trƣờng, trong đó có công tác phòng chống bạo lực học đƣờng.
Cán bộ Đoàn đƣợc tập huấn về kỹ năng tập hợp thanh niên, kỹ năng nắm bắt kịp thời về diễn biến tình hình trong chi đoàn, kỹ năng giải quyết một số mâu thuẫn nảy sinh giữa các bạn trong lớp, kỹ năng hòa giải,…
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trƣờng cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trƣờng. Kê hoạch phải có tính khả thi, bộ máy đô ng bộ. Đảm bảo sự thống nhất cao giữa các đơn vị liên quan.
Mời các chuyên gia về lĩnh vực phòng chống BLHĐ về tập huấn giảng dạy. Đầu tƣ về thiết bị , cơ sở vật chất trang thiết bị, nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dƣỡng.
82
Thƣờng xuyên kiểm tra, bám sát kê hoạch. Làm tốt công tác tuyên truyền động viên, khen thƣởng, trách phạt kịp thời.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, ngƣời lãnh đạo câ n theo dõi sát sao việc thực hiện của từng đơn vị, của từng cán bộ viên chức, phát hiện những thiếu sót nảy sinh để đƣa ra giải pháp điê u chỉnh, khắc phục kịp thời.
3.2.5. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT
Trong quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đƣờng, nhà trƣờng, gia