II/ NHỮNG HẠN CHẾ VAØ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
5/ Về cải cách hành chính
* Hạn chế :
Trong thời gian đầu của công cuộc cải cách hành chính, nội dung cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, cũng như nội dung đổi mới hệ thống chính trị chưa được xác định cụ thể, nếu thiếu sự kết hợp với cải cách hành chính .
Chưa nhận thức rõ đặc trưng của nền kinh tế mới, chậm xác định chức năng mới của Nhà Nước phù hợp với nền kinh tế mới, do đó chưa thấy được đầy đủ mối quan hệ và chưa kết hợp tốt giữa đổi mới kinh tế với cải cách hành chính .
Về tổ chức bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ công chức thì sự chuyển biến rất kém nhất là trong quan hệ với doanh nghiệp và nhân dân .
Cải cách hành chính vẫn ở thế bị động lúc tiến, lúc thoái, bộ máy hành chính chưa thật sự thúc đẩy đổi mới kinh tế, mà nhiều khi còn là lực cản .
* Phương huớng giải quyết :
Cải cách hành chính là nhiệm vụ rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, gắn với cải cách bộ máy Nhà Nước nói chung .
Kết hợp chặt chẽ cải cách hành chính với cải cách kinh tế trong từng bước đi và trong từng lĩnh vực, trên từng địa bàn , tạo ra sự ăn khớp và thúc đẩy lẫn nhau giữa cải cách hành chính và đổi mới mới cơ chế quản lý kinh tế .
Cải cách hành chính là công việc nhạy cảm, khó khăn, đòi hõi các cơ quan chỉ đạo có quan điểm, nguyên tắc nhất quán, có chương trình hành động thiết thực trong từng thời gian; sự lãnh đạo, chỉ đạo cuộc cải cách phải tập trung, thống nhất với quyết tâm và ý chí mạnh mẽ .
Cải cách hành chính phải được triển khai đồng bộ từ trên xuống, từ dưới lên, coi trọng, khuyến khích những sáng kiến, thử nghiệm của địa phương và cơ sở , xác định được khâu đột phá trong từng giai đoạn, tìm ra động lực cụ thể thúc đẩy các hoạt động cải cách .
Cải cách hành chính phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam với đặc điểm truyền thống, bản sắc Việt Nam , đồng thời tham khảo, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các nước về hoạt động quản lý để vận dụng thích hợp .
LỜI KẾTLỜI KẾT LỜI KẾT
Nhìn lại 17 năm đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội vừa qua, thành tựu là to lớn như một cuộc đổi đời so với 20 năm trước đây. Đại hội IX của Đảng đã đánh giá rất thích đáng công cuộc đổi mới là một trong ba thắng lợi lớn của Cách Mạng Việt Nam, cùng với thắng lợi của Cách Mạng tháng 8 đưa đến sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và thắng lợi của các cuộc kháng chiến giải phóng và thống nhất đất nước .
Những thành tựu ấy chưa phát huy được hết khả năng và tiền năng, cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng và đòi hỏi của dân tộc ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta đã được định hình trên những nét cơ bản, song còn ở trình độ phát triển thấp và còn nhiều khiếm khuyết cả về sự hình thành và vận động của thị trường cũng như về công tác quản lý của Nhà Nước. Nền kinh tế của chúng ta còn nhiều mặt yếu kém so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tếvẫn rất nặng nề. Nguyên nhân của những mặt yếu kém, như đã được nêu trong từng chương của cuốn sách, đã được vạch ra trong nhiều nghị quyết của Đảng và đã hiện rõ trong thực tế cuộc sống. Theo nghị quyết Đại hội IX của Đảng đó là :
1. Một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp, các ngành “
2.“Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm”
3. “Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu qủa thấp”.
4. “Công tác tư tưởng, công tác lý luận, công tác tổ chức, cán bộ có nhiều yếu kénm, bất cập”
Bốn nguyên nhân vùa nêu liên quan chặt chẽ với: “Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên là rất quan trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến”
Những điều trên đây có phần thấm sâu vào cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành và cách thức ứng xử của những người có chức, có quyền, một chừng mực nào đó thành một cách sống vô văn hoá, phi nhân văn, xa thực thực tế và thoát ly dân .
Chặng đường sắp tới của đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội là chặng đường tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn, dứt khoát hơn, kiên quyết hơn để khắc phục những nguyên nhân yếu kém trên đây, phát huy các thế mạnh của đất nước, các thành quả đổi mới đã đạt được học hỏi các sáng kiến của nhân dân, chiếm lĩnh những kiến thức tiên tiến của thời đại, tạo ra những bước bứt phá mới .
Chặng đường sắp tới là chặng đường vươn lên chất lượng cao để đạt tốc độ nhanh của sự phát triển. Chất lượng cao, như báo cáo của Chính Phủ trước kỳ họp thứ tư Quốc Hội khoá IX vừa qua đã chỉ ra như sau :
Về kinh tế : Tốc độ tăng trưởng phải đi liền với nâng cao hiệu quả và sức
Về xã hội : Phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước
tăng trưởng kinh tế, lấy sự phát triển toàn diện của con người làm mục tiêu và nguồn lực chủ yếu .
Về môi trường : Phải giữ gìn và tôn tạo, không tàn phá, không gây ô
nhiễm .
Nhà Nước chăm lo xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa, định hướng và tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp, mọi ngành và địa phương, phát huy tất cả các nguồn lực để nâng chất lượng phát triển vì lợi ít của minh và đất nước.
Chất lương’ phát triển như vậy là chất lượng bền vững cho thế hệ ngày nay và các thế hệ mai sau của dân tộc, từ chất lượng cao mà có tốc dộ nhanh đưa nước vươn lên đuổi kịp mức phát triển kinh tế xã hội của khu vực cũng như của thế giới.
Có thể nói rằng trong những năm tới cần khơi dậy một phong trào mãnh liệt sau rộng, bền bỉ, cả nước tiến quân vào chất lượng cao để đạt tốc nhanh của sự phát triển với nội dung chất lượng gồm ba mặt kinh tế – xã hội môi trường như vừa nêu đó là một phong trào đầy nhiệt tình yêu nước, quyết tâm giàu mạnh và khát vọng xã hội chủ nghĩa về một cuộc sống Độc lập – Tự do – Hạnh phúc cho mỗi con người trên đất nước Việt Nam.
MỤC LỤC
trang
LỜI GIỚI THIỆU
• Hiểu thế nào là kinh tế thị trừong định hướng xã hội chủ nghĩa 2 • Mục đích nghiên cứu nền kinh tế thị trường 2
CHƯƠNG I : NHIỆM VỤ CƠ BẢN CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ KINH TẾ. NỀNKINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC VAØ SAU THỜI KỲ ĐỔI MỚI . KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC VAØ SAU THỜI KỲ ĐỔI MỚI .