Về phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa trên cơ sở phát huy nội lực và chủ động hội nhập:

Một phần của tài liệu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

II/ NHỮNG HẠN CHẾ VAØ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

3/ Về phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa trên cơ sở phát huy nội lực và chủ động hội nhập:

nội lực và chủ động hội nhập:

Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đoại hóa trong điều kiện về cơ bản vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Những năm qua, các bước tiến về phát triển công nghiệp còn chậm. Sự thành công của chính sách phát triển công nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế. Đến nay 76% dân số Việt Nam vẫn còn sống ở nông thôn, là người nông dân sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc, Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển ở trỉnh độ thấp. Thực tế cho thấy, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và trong nội vùng đang ngày càng gia tăng .

Cùng với vấn đề chênh lệch về trình độ phát triển , giàu nghèo thì vấn đề chất luợng tăng trưởng cũng rất đáng được quan tâm. Thực tế những năm qua cho thấy, hiệu qủa đầu tư của nước ta hiện nay đang ở mức thấp kém.

Một vấn đề bức xu’c khác của nền kinh te trong thời gian qua là trong khi mở cửa, hội nhập kinh tế Quốc Tế được xác định và thực sự đã như một tất yếu phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Việt Nam cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung còn hết sức yếu. Đánh giá của các tổ chức Quốc Tế về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đều cho rằng : kinh tế Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp và quan trọng hơn là chậm được cải thiện .

Công nghiệp nước ta còn bé nhỏ, các sản phẩm ngành công nghiệp còn nhỏ và đơn giản. Mặc dù đã hình thành một số ngành chủ lực, có khối lượng sản xuất lớn, nhưng nhìn chung chưa xây dựng được những ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế và có thể đóng vai trò “Đầu máy tăng trưởng “ về trung hạn và dài hạn .

Mối liên kết giữa các ngành công nghiệp trong nền kinh tế lỏng lẻo, chưa tạo dựng được một hệ thống các ngảnh công nghiệp hỗ trợ có hiệu quả .

Sản xuất công nghiệp vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị công nghệ .

* Phương hướng giải quyết :

Một là : Phải phát huy nội lực phát triển đất nước .

Để khai thác nguồn nội lực, hàng loạt các chính sách nhằm khuyến khích vả đưa các nguồn lực trong nước vào hoạt động đã được ban hành .

Tuy nhiên, việc phát huy nội lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà Nước, trong nhân dân, sức sáng tạo của người dân và các nguồn tài nguyên của đất nước, đặc biệt là tài nguyên đất. Nguuyên nhân bao trùm của trạng yếu kém này chính là do thể chế kinh tế thị trường chưa phát triển hoàn thiện; việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có nơi, có lúc chưa đuợc tốt, còn có những ngập ngừng, do dự .

Hai là : Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá .

Chủ chương mở cửa và hội nhập kinh tế đất nước vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới được thực hiện ngay khi bắt đầu quá trình đổi mới. Với việc ban hành và thực thi luật đầu tư nước ngoài từ tháng 12/1987,V iệt Nam chính thức mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Từ đó đến nay, chúng ta đã đạt những thành tích khá nổi bật trong lĩnh vựcmo83 cửa và chủ động hội nhập kinh tế, thu hút các nguồn lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .

Ba là : Định hướng phát huy nội lực và chủ động hội nhập kinh tế phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

Để thu hút được nguồn lực nhằm đáp ưng yêu cầu về đầu tư cho nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết lập những chính sách mang tính đột phá, hoàn thiện môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫ, khuyến khích tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong nước và doanh nghiê’p có vốn đầu tư nước ngoài chủ động, sáng tạo trong sản xuấtkinh doanh, giảm chi phí đầu tư, thực hiện các giải pháp hạn chế rủi ro. Mặt khác, cần sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là phát huy vai trò hạt nhân của nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là phát huy hạt nhân của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, để thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác .

4/ Về xoá đói giảm nghèo thực hiện công bằng xã hội, phát triển conngười một cách hoàn thiện .

Một phần của tài liệu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w