Cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 27 - 28)

Công cuộc đổi mới của nước ta theo đường lối của Đảng mang tính chất toàn diện, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Về Đảng lực lượng lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị, nghị quyết Đại hội VI nêu rõ :”… Đảng phải đổi mới về nhiều mặt; đổi mới tư duy; trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức ; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạovà công tác .” Về Nhà Nước nghị quyết Đại hội VI nhấn mạnh “ … cần thực hiện một công cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước.” Từ bài học của 50 năm xây dựng chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghị quyết hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung Ương khoá VII, tháng 1/1995 đã đúc kết thành 5 quan điểm cơ bản về Nhà Nước, được nhắc lại nguyên văn trong nghi quyết Đại hội VIII tháng 7/1996, làm cơ sở cho việc cải cách bộ máy nhà nước .

Xây dựng Nhà Nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ nhân dân, gữi nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ Quốc và nhân dân .

Quyền lực Nhà Nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền :lập pháp - hành pháp và tư pháp .

Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà Nước pháp quyền Việt Nam, quản lý nhà nước bằng pháp luật . Đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa .

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà Nước

Một phần của tài liệu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 27 - 28)