II/ NHỮNG HẠN CHẾ VAØ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
b/ Doanh nghiệp tư nhân:
Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân luôn bị níu kéo, bị cản trở và hạn chế. Tính phi tính quy, tính “ ngầm” là đặc trưng khá phổ biến của nền kinh tế nước ta nói chung và của doanh nghiệp tư nhân nói riêng.
Tính ngầm hay phi chính thức phổ biến và quy mô lớn chứa đựng hàng loạt bất lợi cho chính bản thân các doanh nghiệp và nền kinh tế: hạn chế cơ hội và quy mô kinh doanh mối quan hệ góp vốn chủ yếu dựa trên mối quan hệ gia đình, họ hàng thân quen, không thể phát triển đến quy mô lớn để tận dụng được lợi thế quy mô, tạo ra được địa dư lớn cho nhà nước sách nhiễu, đòi hối lộ và lạm dụng quyền lực phục vụ ý đồ, lợi ích cá nhân.
Tính ngầm phổ biến với quy mô lớn cũng tác động bất lợi đến môi trường kinh doanh. Nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin cậy, bất lợi cho người kinh doanh trung thực, bất lợi cho khu vực chính quy, tạo nên những yếu tố bất ổn, không lường hết rủi ro khi quyết định đầu tư. Qua đó, nó không khuyến khích và thúc đẩy tính sáng tạo, không khuyến khích đầu tư ddài hạn, đầu tư quy mô lớn, đầu tư phát triển nguồn lực….
Thực trạng nói trên do nhiều nguyên nhân. Ngoài trình độ phát triển thấp của nền kinh tế, tính tự cung tự cung tự cấp và di sản của kế hoạch hóa, tập trung quan liêu trước đây, còn có một số nguyên nhân đáng lưu ý sau:
Tâm lý xã hội nhìn chung vẫn chưa thiện cảm với người giàu, vì vậy thói quen che giấu sự giàu có, che giấu thu nhập còn khá phổ biến.
Sự giàu lên một cách nhanh chóng dù chính thức hay khong chính thức đều rất dễ bị đánh giá là phi pháp hoặc là do chiếm đọat của công buôn lậu, Trốn thuế….
Mức thuế quá cao và cách thức thu thuếchưa được xây dựng và vận hành theo luật, mà còn theo lệ công công văn, theo chỉ đạo hành chính, không dự tính trước được.
Quản lý nhà nước và quản lý xã hội chưa minh bạch. Luật pháp quá nhiều, quá phức tạp, không rõ ràng được các cơ quan nhà nước lý giải không thống nhất và nhất quán là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng phi chính
thức phổ biến và quy mô lớn trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, tính phi chính thức phổ biến và quy mô lớn không tão ra nhu cầu minh bạch quản trị, nhất là quản lý tài chính.
* Phương thức giải quyết:
Trước hết cần thay đổi tư duy, quan điểm. Các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế có những điểm mạnh, yếu khác nhau, bổ sung cho nhau. Thị trường phát triển ngày càng cao và đa dạng, thì sự luân chuyển nguồn lực, hàng hoá cá loại ngày càng hiệu quả và linh hoạt. Tóm lại, cần coi các doanh nghiệp có bản chất sỡ hữu khác nhau là bộ phận cấu thành của toàn bộ nền kinh tế, có địa vị pháp lý và xã hội có nghĩa vụ ngang bằng.
Hai là, mỡ rộng tối da, khuyên khích và hỗ trợ quyền kinh kinh doanh của người dan. Xây dựng và áp dụng thống nhất một hệ thống luật phápđối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt nhà nước và tư nhân, không phân biệt trong nước và ngòi nước. Thực hiện công bằng và bình đẳng về kinh doanh.
Ba là phải tin ở dân, ở chủ sỡ hữu và người quản lý doanh nghiệp tư nhạ6n ngay từ khâu xây dựng luật pháp.
Bốn là thực hiện nguyên tắc “ chính phủ nhỏ, xã hội lớn trong quản lý nhà nước, giảm bớt quyền của cơ quan và công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương, nhất là quyền “ thẩm định”, “ phê duyệt”, “chấp thuận”, quyền cho phép và cấp phép kinh doanh….