Mục tiêu giảm ngèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sụ hợp tác quốc tế, là một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của cả loài người .
Theo Liên hiệp quốc, để phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng, các nước trên thế giớicần tiến công xoá đói nghèobằng một giải pháp toàn diện, bao gồm xoá bỏ nạn đói và suy dinh dưỡng, bảo đảm an toàn
lương thực, phát triển giáo dục, việc làm, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản, nước sạch và vệ sinh môi trường, chỗ ở thích hợp và mở rộng sự tham gia của người nghèo vào đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội với sự trợ giúp ưu tiên cho những người yếu thế, dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em .
Quan niệm rộng rãi như trên đánh dấu nấc thang nhận thức hiện nay trên thế giới về thế nào là đói nghèo và xoá đói giảm nghèo, đó là một nhận thức tiến bộ không dễ biến thành hành động.
Trong cộng đồng Quốc Tế, việc xác định mức đói nghèo có nhiều cách cao thấp, rộng hẹp. Tuy nhiên cách tính phổ biến hiện nay vẫn đang là căn cứ vào mức thu nhập để đáp ứng những nhu cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống, theo đó người nghèo là người có thu nhập thấp dưới 2 USD/ ngày hoặc có mức dinh dưỡng dưới 2100 kilocalo/ ngày .
Mức nghèo ở nước ta thấp hơn rõ rệt so với mức tính trên thế giới, do đó theo mức tính trên thế giới thì số người nghèo ở nước ta là nhiều hơn rõ rệt so với mức tính của nước ta. Chúng ta đã dự định rằng theo đà phát triển kinh tế sẽ điều chỉnh mức nghèo lên cao hơn , dần dần tiếp cận mức quốc tế. Ở nước ta, mức nghèo được xác định : hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người 150 nghìn đồng /tháng ở thành thị, 100nghìn đồng /tháng ở nông thôn đồng bằng, 80 nghìn đồng/ tháng ở nông thôn miền núi và hải đảo .