Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài * Hạn chế :

Một phần của tài liệu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

II/ NHỮNG HẠN CHẾ VAØ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

d/Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài * Hạn chế :

* Hạn chế :

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhà Nước ta có nhiều chủ chương, chính sách khẳng định vị trí khu vực này và khuyến khích hướng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, hàng hoà và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại tạo thêm việc làm theo yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế cũng như hội nhập quốc tế. Tuy nhiên không phải đã hết những băn khoăn lo ngại về phân biệt đối xử đầu tư nước ngoài.Đó là những lo ngại cho rằng đây là hình thức bóc lột của Tư Bản nước ngoài đối với các nước chấp nhận đầu tư, không thấy rằng trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hoá như hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài là một hình thức cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .

Chính do không thống nhất trong nhận thức đối với đầu tư nước ngoài, nên đã có sự phân biệt đối xử trong lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam nhưng tối đa chỉ bằng 30% vốn điều lệ hoặc những phân biệt đối xử trong chính sách giá

* Phương hướng giải quyết :

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng chiến lược và nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút đầu tư theo hướng đầu tư nước ngoài cùng với đầu tư trong nước trỉ¬ thành một cơ cấu có hiệu qủa va bền vững.

Cùng với công tác quy hoạch, việc rà soát lại danh mục các dự án kêu gọi đầu tư do các địa phương dự kiến là cần thiết .

Công tác xúc tiến đầu tư cần được cải tiến mạnh mẽ hơn nữa, không thể bằng các biện pháp hành chính mà quan trọng hơn và chủ yếu là thông qua các doanh nghiệp trực tiếp vận động đầu tư .

Một phần của tài liệu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 35 - 36)