Doanh nghiệp nhà nước * Hạn chế :

Một phần của tài liệu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 28 - 31)

II/ NHỮNG HẠN CHẾ VAØ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

a/Doanh nghiệp nhà nước * Hạn chế :

Bên cạnh những thành công và những thành tựu mà Đảng và Nhà Nước ta đã đạt được trong công cuộc chuyển đổi cơ chế kinh tế, còn có những mặt hạn chế, thiếu sót cần giải quyết :

1/ Về phát triển các loại hình doanh nghiệp

a/ Doanh nghiệp nhà nước * Hạn chế : * Hạn chế :

Mấy năm qua cải cách doang nghiệp Nhà Nước tiến hành chậm, trầy trật, khi lên khi xuống .

Chủ trương hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia củc các thành phần kinh tế chưa được triển khai tích cực, lại có khuynh hướng hình thành theo kiểu hành chính, nhiều doanh nghiệp Nhà Nước có quy mô tương đối lớn và lâu năm của ta vẫn chưa đủ tầm cỡ vươn ra kinh doanh ngoài biên giới Quốc Gia ( từ một vài ngành như dầu

khí.)Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nói trên là do chưa giải quyết thông suốt những vấn đề sau :

Trước hết là quan niệm về sự cần thiết của doanh nghiệp Nhà Nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò vị trí của doan nghiệp Nhà Nước trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp Nhà Nước rất cần thiết trong những ngành nghề then chố, có tầm quan trọng cơ bản, đòi hỏi vốn lớn mà, thời gian thu hối vốn kéo dài, lãi thấp, chúng ta đã có nhiều cố gắng bảo đảm cho những doanh nghiệp Nhà Nước kinh doanh có hiệu qủa và nâng cao sức cạnh tranh, thế nhưng nhìn chung nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn còn quá yếu kém, chưa thực sự là những đơn vị đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật .

Ở nước ta hiện nay, vẫn còn quan niệm muốn duy trì doanh nghiệp Nhà Nước trong tất cả các ngành, với ý đồ bảo đảm sự chủ đạo của kinh tế Nhà Nước, giữ vững định hướng XHCN. Doanh nghiệp Nhà Nước là thành quả của một thời kỳ phát triển kinh tế rất đáng tự hào, kết quả của công sức cả dân tộc và sự giúp đỡ của các nước anh em, nhưng cần thấy rằng nếu cứ duy trì doang nghiệp Nhà Nước không hiệu quả, phải bù đắp thua lỗ cho doanh nghiệp Nhà Nước ảnh hưởng xấu đến toản bộ nền kinh tế .

Có tâm lý muốn duy trì doanh nhgiệp Nhà Nướ bằng bất kỳ giá nào, nếu kinh doanh thua lỗ thì tìm mọi cách bù đắp, cứu bằng được, không muốn áp dụng các biện pháp đa dạng hoá sở hữu hoặc tìm mọi cách để trì hoãn .

Có quan niệm cho rằng nếu yếu kém của doanh nghiệp là do thể chế kinh tế hiện hành không tạo điều kiện cho doanh nhgiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh .

Nghiêm trọng hơn là có quan niệm cho rằng cần thiết duy trì doanh nhgiệp trong tất cả các ngành kinh tế, bởi vì nếu không như thế , doanh nghiệp dân doanh sẽ chiếm ưu thế, sẽ không thể giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà Nước, không công cụ kinh tế đủ mạnh để có thể điều tiết nền kinh tế, không thực hiện được chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Như vậy cũng tức là lệch hướng xã hội chủ nghĩa .

Có thể khẳng định rằng công cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà Nước tiến hành trầy trật, khó khăn là do còn chịu những ràng buộc của những quan điểm cũ kỹ, chưa thật thông suốt về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn muốn duy trì càng nhiều càng tốt, mặc dù không thể phủ nhận thực trạng doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu qủa, không thoát khỏi sự ràng buộc của tư duy cũ kỹ, giáo điều thì không thể tiến hành cải cách doanh nghiệp Nhà Nước .

* Phương hướng giải quyết

Do chưa thoát khỏi tư duy cũ kỹ đó nhiều vấn đề cụ thể trong quá trình đa dạng hoá sở hữu còn rất lúng túng, cần giải quyết theo các hướng sau :

Một là: việc định giá trị doanh nghiệp, phương thức định giá lâu nay

được tiến hành thuần túy theo cung cách hành chính. Cách làm thường là do một hội đồng, trong đó cán bộ lãnh đạo thì nhiều nhưng thiếu người có chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, có nhiều lúng túng, nhất là trong việc áp dụng hai phương thức khác nhau cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, tư vấn, du lịch. Do đó, việc định giá doanh nghiệp thường kéo dài, có khi hàng năm.

Trong việc định giá doanh nghiệp, co một vấn đề qua nghiều năm vẫn chua được xử lý thỏa đáng: đó là số vốn do doanh nghiệp dùng quỹ phát triển sản xuất hoặc vay ngân hàng mua sắm được qua nhiều năm có máy móc đã hết thời hạn khấu hao, nhưng khi định giá, những tài sản này vẫn được cơ quan định giá coi là tài sản của nhà nước. Trong khi người lao động thì cho rằng tài sản đó có được là do công sức của họ chắc bóp, đã không chi hết cho tiền thưởng, cố gắng tích lũy cho sản xuất.

Hai là: việc lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp.

Để thực hiện việc cải cách doanh nghiệp Nhà nước một cách hiệu quả, tránh được những đỗ vỡ, điều kiện tiên quyết là phải đổi mới tư duy, xác định sự cần thiết của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp Nhà nước cần thiết trong một số ngành và lĩnh vực then chốt, có tầm nhìn cơ bản quan trọng cơ bản, các doanh nghiệp Nhà nước trong các ngành kinh doanh nhất thiết phải nâng lực cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, phải xóa bỏ sớm tình trạng lợi dụng độc quyền doanh nghiệp cản trở quá trình giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Muốn vậy phải tổ chức lại một cách cơ bản bộ máy giúp chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương chỉ đạo công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước từ trên xuống dưới, bảo đảm bộ máy cán bộ công chức có đầy tâm huyết, đủ trí tuệ và năng lực cho công việc này.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 28 - 31)