Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng pepton đến sự sinh trưởng của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng lên men của hai chủng nấm men saccharomyces sp1 và saccharomyces sp2 dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 48 - 53)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng pepton đến sự sinh trưởng của các

các chủng nấm men

Nitơ (N) là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của nấm men cũng như của các vi sinh vật khác. Nitơ tham gia vào xây dựng tế bào và là thành phần không thể thiếu trong các hợp chất quan trọng như: protein, axit nucleic, axit amin, enzym...

Trong môi trường Hansen pepton là nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho nấm men.

Trong môi trường Hansen pepton là nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho nấm men. Vì vậy chúng tôi tiến hành thí nghiệm này nhằm khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng pepton đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm men nghiên cứu bằng cách tiến hành nuôi cấy các chủng nấm men trong môi trường Hansen lỏng, ở nhiệt độ 300C, pH = 5.6, hàm lượng pepton thay đổi từ 5g/l – 20 g/l và xác định mật độ tế bào sau 24 giờ. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần cho mỗi nồng độ pepton khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.3.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng pepton đến sự sinh trưởng của các chủng nấm men Hàm lượng Pepton(g/l) Chủng Mật độ (tế bào/ml) 5 10 15 20 S1 3,6×108 4,5×108 4,8×108 3,8×108 S2 4,1×108 6,2×108 5,5×108 4,2×108

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng pepton đến sự sinh trưởng của các chủng nấm men

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của mật độ tế bào giữa các hàm lượng pepton khác nhau (P - value < 0,05).

Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.3, ta nhận thấy: Sau 24 giờ nuôi cấy, các chủng nấm men có sự sinh trưởng và phát triển khác nhau khi thay đổi nồng độ pepton từ 5g/l – 20g/l. Cụ thể, chủng S1 đạt mật độ tế bào cao nhất ở nồng độ 15g/l pepton (4,8×108 tế bào/ml), còn S2 là ở nồng độ 10g/l pepton (6,2×108 tế bào/ml), cả 2 chủng đều có mật độ tế bào thấp nhất ở nồng độ pepton là 5g/l (mật độ: S1: 3,6×108 tế bào/ml, S2: 4,1×108 tế bào/ml), trong đó chủng S2 có khả năng thích nghi tốt hơn với sự thay đổi hàm lượng pepton. Như vậy, khoảng hàm lượng pepton tối thích cho sự sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm men trong nghiên cứu này là từ 10g/l – 15g/l.

3.3. Khảo sát khả năng chuyển hóa các nguồn cacbon của các chủng nấm men

Để khảo sát khả năng chuyển hóa các nguồn cacbon của các chủng nấm men, chúng tôi tiến hành cấy nấm men vào môi trường Sabouraud với nguồn cacbon lần lượt thay bởi saccharose, maltose, glucose và tinh bột. Định kì sau 24 giờ đo đường kính vòng phân giải. Kết quả thu được như sau:

0 2 4 6 8 5 10 15 20 M ật đ (*10 8 tế b ào /g) Hàm lượng pepton (g/l) S1 S2

Khảo sát khả năng phân giải các loại đường

Kết quả được trình bày ở các bảng sau:

Bảng 3.5. Khả năng phân giải đường Saccharose của các chủng nấm men

Chủng nấm men Đường kính vòng phân giải (D, mm)

24h 48h 72h 96h 120h

S1 2,0 9,0 18,7 31,3 32,0

S2 6,2 13,0 23,0 32,7 33,3

Bảng 3.6. Khả năng phân giải đường Maltose của các chủng nấm men

Chủng nấm men

Đường kính vòng phân giải (D, mm)

24h 48h 72h 96h 120h

S1 3,7 10,7 24,7 33,0 37,3

S2 8,3 17,0 33,0 44,3 45,0

Bảng 3.7. Khả năng phân giải đường Glucose của các chủng nấm men

Chủng nấm men

Đường kính vòng phân giải (D, mm)

24h 48h 72h 96h 120h

S1 5,3 15,3 32,0 39,7 42,7

S2 12,0 20,7 41,3 51,7 53,3

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của đường kính vòng phân giải giữa 2 chủng nấm men nghiên cứu ở các nghiệm thức qua các thời gian đo khác nhau (P - value < 0,05).

Qua các bảng 3.5, 3.6 và 3.7 cho thấy tất cả các chủng nấm men khảo sát đều có khả năng chuyển hóa đường Saccharose, Maltose và Glucose nhưng ở các mức độ khác nhau:

Với nguồn hydratcacbon là Saccharose:

chủng S2 có khả năng phân giải Saccharose mạnh hơn chủng S1.

- Trong 24 giờ đầu, hoạt tính sinh enzym còn yếu, từ 48 giờ đến 96 giờ tiếp theo hoạt tính sinh enzym tăng mạnh nên khả năng phân giải Saccharose tăng rất cao.

- Thời điểm sinh tổng hợp enzym cao nhất vào lúc nuôi cấy 96 giờ và đường kính vòng phân giải saccharose gần như không đổi sau 96 giờ.

Với nguồn hydratcacbon là Maltose:

- Cả 2 chủng nấm men đều có khả năng phân giải Maltose, trong đó chủng S2 có khả năng phân giải mạnh hơn.

- Thời điểm hoạt lực enzym cao nhất hầu hết là sau 48 giờ nuôi cấy. - Sự tăng đường kính vòng phân giải maltose yếu dần sau 72 giờ.

Với nguồn hydratcacbon là Glucose:

- Các chủng nấm men đều có khả năng sinh tổng hợp enzym chuyển hóa glucose khá mạnh. Trong đó, chủng S2 có khả năng sinh enzym chuyển hóa glucose mạnh ngay từ đầu quá trình nuôi cấy.

- Sự tăng đường kính vòng phân giải glucose yếu dần sau 96 giờ nuôi cấy.

S1 S2

S1 S2

Hình 3.7. Vòng phân giải đường Maltose của các chủng nấm men

S1 S2

Hình 3.8. Vòng phân giải đường Glucose của các chủng nấm men

Khảo sát khả năng phân giải tinh bột

Kết quả thí nghiệm cho thấy, cả 2 chủng nấm men đều không có khả năng chuyển hóa tinh bột tan (toàn bộ môi trường bắt màu xanh với dung dịch Lugol). Điều này phù hợp với kết luận của tác giả Lương Đức Phẩm và một số tác giả khác [5], [15] là hầu hết các loại nấm men đều không có enzym polyhydrolase trong đó có amylase nên chúng không sử dụng trực tiếp được tinh bột. Do đó, trong quá trình lên men rượu chúng chỉ kế thừa các sản phẩm tạo ra từ nấm sợi (các loại đường đơn giản).

S1 S2

Hình 3.9. Khả năng phân giải tinh bột của các chủng nấm men

Như vậy, bằng phương pháp cấy điểm các chủng nấm men có thể rút ra những nhận xét sau:

- Nấm men có thể sinh trưởng trên nhiều nguồn hydratcacbon khác nhau: saccharose, maltose, glucose. Đồng thời cũng cho thấy đây là những loại đường tan dễ chuyển hóa nên các chủng nấm men đều có khả năng sinh tổng hợp enzym để chuyển hóa.

- Ảnh hưởng của từng nguồn cacbon lên sự sinh trưởng của các chủng nấm men là khác nhau và nguồn cacbon tốt nhất cho sự sinh trưởng của chúng là glucose.

- Hầu hết các chủng nấm men đều không có khả năng phân giải tinh bột. Do đó, trong sản xuất rượu người ta thường bổ sung nấm sợi vào quy trình sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng lên men của hai chủng nấm men saccharomyces sp1 và saccharomyces sp2 dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)