Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng glucose đến sự sinh trưởng của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng lên men của hai chủng nấm men saccharomyces sp1 và saccharomyces sp2 dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng glucose đến sự sinh trưởng của các

khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh (mật độ từ 2.2×108 CFU/g - 5.0×108 CFU/g) sau khoảng nhiệt độ 300C thì sự sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm men đi vào mức ổn định và có xu hướng giảm đi ở 400C. Như vậy, khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của các chủng nấm men ở nghiên cứu này là 300C - 350C.

3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng glucose đến sự sinh trưởng của các chủng nấm men các chủng nấm men

Cacbon (C) là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm men. Cacbon có trong tế bào chất, thành tế bào và trong tất cả các phân tử axit nucleic và các sản phẩm trao đổi chất khác. Chính vì vậy, hợp chất cacbon có ý nghĩa hàng đầu trong sự sống của tế bào.

Trong môi trường Hansen đường glucose là nguồn cung cấp cacbon chủ yếu cho nấm men.

Để khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng glucose đến sự sinh trưởng của các chủng nấm men, chúng tôi tiến hành nuôi cấy các chủng nấm men trong môi trường Hansen lỏng, ở nhiệt độ 300C, pH: 5,6 và sau 24 giờ xác định mật độ tế bào thu được. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần cho mỗi nồng độ glucose khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng glucose đến sự sinh trưởng của các chủng nấm men

Glucose(g/l)

Chủng 10 15 20 25 30

S1 4,1×108 4,5×108 5,5×108 4,3×108 3,9×108

S2 4,6×108 5,2×108 6,7×108 5,1×108 4,1×108

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng glucose đến sự sinh trưởng của các chủng nấm men

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mật độ tế bào ở các hàm lượng glucose khác nhau (P - value < 0,05).

Qua bảng 3.3 và đồ thị 3.2, ta nhận thấy:

Sau 24 giờ nuôi cấy, các chủng nấm men có sự thay đổi mật độ cao khi thay đổi nồng độ glucose, cụ thể khi nồng độ glucose trong môi trường tăng từ 10g/l – 30g/l thì các chủng nấm men có khả năng sinh trưởng cao nhất ở nồng độ 20g/l (mật độ thu được S1: 5,5×108 tế bào/ml và S2: 6,7×108 tế bào/ml), trong đó chủng S2 có khả năng thích ứng cao hơn với các nồng độ glucose khác nhau. Từ nồng độ 25g/l – 30g/l thì các chủng nấm men vẫn sinh trưởng và phát triển được nhưng ở mức thấp và có sự biến động chậm hơn, thấp nhất ở nồng độ 30g/l (S1:3,9×108 tế bào/ml, S2: 4,1×108 tế bào/ml). Như vậy, khoảng nồng độ glucose thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của

0 1 2 3 4 5 6 7 8 10 15 20 25 30 M ật đ (*10 8 tế b ào /g) Hàm lượng glucose (g/l) S1 S2

các chủng nấm men ở nghiên cứu này là 15g/l – 25g/l.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng lên men của hai chủng nấm men saccharomyces sp1 và saccharomyces sp2 dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)