6. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Nghiên cứu sử dụng mã hóa Gray để tăng độ chính xác gỡ pha trong phương pháp
Phương pháp dịch pha là phương pháp tiêu biểu trong đo không tiếp xúc sử dụng ánh sáng cấu trúc vì có những ưu điểm đặc trưng như: độ chính xác cao, độ phân giải cao nhất trong các phương pháp đo sử dụng ánh sáng cấu trúc do ảnh pha biến thiên trong khoảng 0÷ 2π trong một chu kì nên có thể chia nhỏ để đạt độ phân giải cần thiết. Do đặc trưng là phương pháp đo quang học nên nhược điểm chính của phương pháp này là chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường đo đến độ chính xác. Trong quá trình đo cần dựng lại ảnh pha tuyệt đối bằng phương pháp gỡ pha, đây là bước chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện đo, đặc điểm hình dạng màu sắc độ phản xạ của chi tiết đo. Hình 2.4d là một ví dụ cho thấy có nhiều nhiễu xuất hiện trên các vùng biên của chi tiết và trên vùng cao nhất của chi tiết (chịu ảnh hưởng do chiếu sáng của máy chiếu). Như vậy, với các chi tiết cơ khí với độ bóng, hình dạng phức tạp tạo nên nhiều yếu tố nhiễu, để giải quyết những vấn đề này rất cần nghiên cứu chuyên sâu. Một hướng nghiên cứu nhằm tăng độ chính xác gỡ pha và tăng độ chính xác phép đo là sử dụng kết hợp phương pháp dịch pha và mã hóa Gray. Do mã hóa Gray có khả năng chống nhiễu tốt, xử lý dữ liệu điểm đạt độ chính xác cao đề tài luận án lựa chọn sử dụng Gray như một giải pháp cho quá trình gỡ pha để tăng độ chính xác ảnh pha tuyệt đối và tăng độ chính xác thiết bị đo.
2.2. Nghiên cứu sử dụng mã hóa Gray để tăng độ chính xác gỡ pha trong phương pháp dịch pha. phương pháp dịch pha.