6. Kết cấu luận văn
2.4. Đánh giá công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại huyện Chƣ
giai đoạn 2016-2020
2.4.1. Những kết quả đạt được
Qua phân tích thực trạng chi thƣờng xuyên và quản lý chi thƣờng xuyên, có thể đánh giá công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách huyện Chƣ Sê đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
Công tác lập dự toán chi NSNN của huyện Chư Sê cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát nghị quyết của HĐND Huyện và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương: Dự toán chi thƣờng xuyên NSNN của Huyện Chƣ Sê đƣợc lập căn cứ vào định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện và tình hình thực hiện ngân sách của các năm trƣớc; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi ngân sách của Nhà nƣớc, công tác lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách đã dần có những chuyển biến rõ rệt.
Hầu hết các khoản chi thường xuyên đều được thực hiện đạt và cao hơn kế hoạch đề ra. Các khoản chi thƣờng xuyên cơ bản đều đƣợc thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, chi đủ đáp ứng các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên của Huyện đã chứng tỏ công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Huyện Chƣ Sê giai đoạn 2016-2020 có tính hiệu lực cao. Cụ thể, quy mô chi thƣờng xuyên NSNN năm 2016 trên địa bàn huyện Chƣ Sê khoảng 229352,33 triệu đồng thì đến năm 2020 đạt khoảng 281108,92 triệu đồng.
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện ngày càng được minh bạch, công khai, được thể hiện cao trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách, ví dụ nhƣ đối với quy trình lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN huyện Chƣ Sê đƣợc quy định và thực hiện thông qua 8 bƣớc theo quy định và có các mốc thời gian cần hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra. Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Huyện đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí. Nhất là các đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ kinh phí về công tác tài chính và thực hành tiết kiệm và chống lãng phí đã có những chuyển biến rõ rệt, thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo công khai dân chủ.
Duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước, tổ chức đảng, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp. Đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Các khoản mục chi cho sự nghiệp giáo dục, cho sự nghiệm kinh tế, chi sự nghiệp y tế, chi quản lý đảng đoàn thể đƣợc huyện Chƣ Sê có sự phân bổ hợp lý. Ví dụ nhƣ với chi thƣờng xuyên NSNN của huyện Chƣ Sê cho sự nghiệp giáo dục và dạy nghề khoảng 96865,32 triệu đồng năm 2020.
Quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách Huyện qua KBNN đã được quan tâm, chú trọng.
Việc KBNN của Huyện Chƣ Sê kiên quyết từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai mục đích, không đúng tiêu chuẩn, định mức, hồ sơ, chứng từ thanh toán không hợp pháp, hợp lệ đã góp phần tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật trong quản lý và sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán.
Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc Huyện phù hợp với đƣờng lối chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, phù hợp với thực tiễn tình hình đặc thù của Huyện nhằm đáp ứng đƣợc nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế xã hội của nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Quy mô chi thường xuyên ngân sách nhà nước Huyện không ngừng tăng lên, cơ cấu phân bổ và sử dụng các khoản chi đã được điều chỉnh và thay đổi dần theo hướng hợp lý hơn. Đối với chi cho sự nghiệp kinh tế có xu hƣớng tăng lên, năm 2016 quy mô khoản chi này khoảng 75806,12 triệu đồng thì con số này tăng lên khoảng 87106,21 triệu đồng năm 2020. Đối với khoản chi sự nghiệp y tế năm 2016 khoảng 12587,39 triệu đồng thì con số này tăng lên khoảng 25321,04 triệu đồng năm 2020.
Chi thường xuyên NSNN của Huyện ngày càng tăng về quy mô và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng kịp thời các khoản chi thƣờng xuyên và các nhu cầu chi đột xuất nhƣ thiên tai, bão lụt cũng nhƣ các trƣờng hợp trợ cấp đột xuất khác, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Các đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đã nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sử dụng ngân sách, chủ động áp dụng các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí đƣợc giao, hạn chế thất thoát lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Tỷ trọng chi thƣờng xuyên trong tổng chi NSNN huyện Chƣ Sê cũng chiếm tỷ trọng khoảng trên 60% trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể tỷ lệ này năm 2020 ƣớc đạt khoảng 62,03%.
Tác động tích cực từ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước Huyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng là lâu dài và ổn định. Cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự toán ngân sách. Không ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng tự nhiên, sinh thái, xã hội. Tạo tính chủ động và làm rõ trách nhiệm từng cấp trong quản lý chi ngân sách từng bƣớc nâng dần ý thức chấp hành Luật NSNN.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quản lý chi thƣờng xuyên NSNN của huyện Chƣ Sê còn bộc lộ những hạn chế, cần phải khắc phục ở các vấn đề nhƣ:
toán các khoản chi thường xuyên.
Chất lượng dự toán do các đơn vị được lập chưa cao, ít tính thuyết phục. Công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên từ ngân sách huyện chƣa đánh giá hết đƣợc các yếu tố tác động đến quá trình chi thƣờng xuyên ngân sách huyện làm cho giá trị thực hiện có những năm lớn hơn nhiều so với kế hoạch đề ra, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm.
Đối với chi quản lý hành chính việc phân bổ dự toán của huyện Chư Sê thời gian qua còn mang tính bình quân, chủ yếu dựa vào định mức phân bổ cố định theo số lượng biên chế, lao động thực tế có tại đơn vị, hiệu quả việc khoán biên chế còn hạn chế. Chính vì vậy, quản lý chi NSNN chƣa gắn với mục tiêu, chƣa khuyến khích đơn vị sử dụng tiết kiệm NSNN.
Việc chấp hành dự toán chi ngân sách đã được HĐND-UBND huyện phê chuẩn từ đầu năm chưa tốt. Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách và cơ chế "xin - cho" vẫn còn tồn tại .
Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán của cơ quan quản lý cấp trên, của Phòng Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan được UBND huyện giao nhiệm vụ, đối với đơn vị sử dụng ngân sách chưa được coi trọng đúng mức,chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang nặng tính hình thức, nể nang, ngại va chạm. Các trƣờng hợp vi phạm trong quản lý chi ngân sách nhƣ lập và nộp báo cáo không đúng quy định, chi sai mục đích, vƣợt tiêu chuẩn định mức... chƣa có chế tài xử phạt cụ thể, chủ yếu xử lý bằng các biện pháp hành chính. Điều này dẫn tới việc vi phạm trong quản lý và sử dụng lãng phí ngân sách vẫn xảy ra và chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Kiểm soát của Kho bạc Nhà nƣớc bảo đảm đúng qui định, tuy nhiên còn nhiều trƣờng hợp bị “lọt lƣới”, mặt khác công tác cải cách thủ tục hành chính của Kho bạc nhà
nƣớc còn chậm, giải quyết đôi khi còn cứng nhắc, gây khó khăn cho đơn vị sử dụng ngân sách thƣờng phàn nàn Kho bạc nhà nƣớc có thái độ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu
Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống biểu mẫu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm...), chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Chất lƣợng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chƣa cao, đôi khi còn mang nặng hình thức, chƣa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng qui định, mà thƣờng chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thƣờng chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chƣa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức, phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về chấp hành dự toán để nâng cao chất lƣợng quản lý, sử dụng ngân sách.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc của huyện Chƣ Sê trong thời gian vừa qua là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống, do vậy một số cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn có tƣ tƣởng đề phòng dự toán sẽ bị cơ quan tài chính cắt giảm bớt nên đã lập dự toán cao hơn so với định mức và nhu cầu chi thực tế.
Đối với các nhiệm vụ chi hoạt động sự nghiệp, nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ, nguồn kinh phí chi không thường xuyên của các đơn vị dự
toán thường không được UBND huyện và đơn vị dự toán cấp I thực hiện giao từ đầu năm. Trƣờng hợp đƣợc giao thì kinh phí cũng chỉ đƣợc giao một phần. Phần còn lại dự toán chi cho các nội dung trên đƣợc phân bổ và giao khi đơn vị đã triển khai thực hiện nhiệm vụ, hoặc phân bổ dần vào hàng quý. Điều này đã dẫn tới tình trạng, dự toán phải bổ sung nhiều lần trong năm và đơn vị sử dụng ngân sách không đƣợc chủ động về nguồn kinh phí nên triển khai nhiệm vụ không kịp thời, thƣờng dồn về cuối năm.
Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần. Việc UBND huyện hay đơn vị dự toán cấp trên bổ sung dự toán nhiều trong năm cho đơn vị sử dụng ngân sách không những thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách mà còn thể hiện cơ chế "xin - cho" vẫn còn tồn tại. Việc chấp hành dự toán chi ngân sách đã đƣợc HĐND-UBND huyện phê chuẩn từ đầu năm chƣa tốt.
Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong lập dự toán chưa tốt trong khi đó thời gian chuẩn bị cho công tác lập dự toán rất ngắn, chính vì vậy mà hiệu quả công tác lập dự toán chưa đạt được yêu cầu đề ra: Việc lập dự toán NSNN trên địa bàn huyện cần sự phối hợp của các bên liên quan, việc phối hợp không tốt giữa các bên có ảnh hƣởng đến chất lƣợng trong công tác lập dự toán.
Trình độ đội ngũ công chức làm công tác ngân sách xây dựng dự toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu vì nhiều cán bộ làm công tác kế toán tại các cơ quan, đơn vị không được đào tạo bài bản. Trong quá trình lập dự toán, một số đơn vị thƣờng lấy số dự toán giao năm trƣớc nhân với một tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chƣa căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách ổn định trong từng thời kỳ; chƣa căn cứ vào việc điều chỉnh giảm hay bổ sung nhiệm vụ chi; vào việc thay đổi chính sách về tiền
lƣơng, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc. Số liệu dự toán đƣợc các đơn vị xây dựng không chính xác, thƣờng cao hơn so với định mức phân bổ ngân sách theo quy định mà không giải trình đƣợc nguyên nhân.
Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN chưa đúng quy định là nguyên nhân gây ra lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chƣa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách. Trách nhiệm của các thủ trƣởng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, chế tài xử lý khi vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thƣờng khó quy trách nhiệm cá nhân. Không ít lãnh đạo các cơ quan, đơn vị còn tƣ tƣởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị dẫn đến tình trạng ngƣời thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thƣờng xuyên thì không đƣợc khen thƣởng; ngƣời sử dụng tuỳ tiện kém hiệu quả thì không bị xử lý.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách, trong thời gian qua, liên tục được bổ sung, sửa đổi. Điều đó đã gây khó khăn trong công tác quản lý NSNN nói chung và lĩnh vực quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng.
Phương án phân bổ ngân sách phụ thuộc vào tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực còn mang tính chất bình quân, nên đang còn xảy ra tình trạng phân bổ ngân sách chưa hợp lý giữa các đơn vị và các lĩnh vực. Huyện Chƣ Sê đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính cho các cơ quan Nhà nƣớc theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP, nhƣng mới thực hiện khoán chi hành chính trên số biên chế, lao động thực tế của các cơ quan hành chính, chƣa tổ chức khoán trên số lƣợng, hiệu quả công việc. Vì vậy, hiệu quả việc khoán biên chế còn hạn chế.
Đối với Huyện việc xây dựng ngân sách trung và dài hạn rất khó thực hiện đƣợc vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định ngân sách và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự, ƣu tiên, cơ cấu, chiến lƣợc.
Hệ thống tiêu chuẩn, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cũng nhƣ định mức, tiêu chuẩn chi thƣờng xuyên đã đƣợc Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND Tỉnh Gia Lai quan tâm sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, vẫn còn một số tiêu chuẩn định mức chƣa phù hợp với thực tế nhƣ định mức chi tiền ăn hội nghị, chi công tác phí, chi tiếp khách, định mức trang bị xe ô tô... gây khó khăn trong công tác quản lý tài chính ngân sách. Hiện nay, trên thực tế một số khoản chi phải linh động vƣợt định mức, tiêu chuẩn hoặc phải lái sang nội dung khác, thì mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi phục vụ tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Sự gian dối không mong muốn này làm cho việc quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách huyện không phản ánh đúng diễn biến tình hình thực tế.
Trong quá trình kiểm tra, khi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phát hiện việc lập dự toán, phân bổ dự toán, báo cáo quyết toán của các đơn vị lập dự toán chưa chính xác, chưa đầy đủ hoặc KBNN trong quá trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN, kiểm tra phát hiện các đơn vị chi tiêu chưa đúng định mức, tiêu chuẩn, thiếu hồ sơ kiểm soát chi... thì chỉ