Kiến nghị với Sở Tài chính tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 92)

6. Kết cấu luận văn

3.3.4. Kiến nghị với Sở Tài chính tỉnh Gia Lai

Khi quyết định giao dự toán hoặc bổ sung dự toán đƣợc UBND tỉnh quyết định. Đề nghị Sở Tài Chính tổ chức cấp phát kinh phí sớm cho huyện, để huyện kịp triển khai thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Trong năm Sở Tài Chính cân đối nguồn tham mƣu cho UBND tỉnh bổ sung có mục tiều cho huyện sớm để triển khai thực hiện, tránh tình trạng có kinh phí nhƣng không đủ thời gian triển khai thực hiện, dẫn đến chuyển nguồn sang năm sau quá lớn hoặc bị hủy bỏ kinh phí.

3.3.5. Đối với huyện Chư Sê

Nâng cao năng lực trách nhiệm, chỉ đạo điều hành của UBND huyện và chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Tránh tình trạng giao khoán cho các cơ quan chuyên môn dễ dẫn đến lạm quyền. Khi chính quyền quan tâm đúng mức đến công tác điều hành sẽ quản lý đƣợc chặt chẽ và phát huy hiệu quả hơn trong công tác quản lý ngân sách huyện.

Tiếp tục tháo gỡ những vƣớng mắc về chính sách để phát triển mạnh và hiệu quả kinh tế tƣ nhân, chú trọng giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về

mặt bằng sản xuất, kinh doanh, xúc tiến đầu tƣ tạo điều kiện để doanh nghiệp có điều kiện hội nhập, quảng bá sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bố trí cơ cấu chi ngân sách hợp lý, đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, môi trƣờng...nhằm huy động nguồn lực của xã hội để giảm gánh nặng cho ngân sách.

Thực hiện phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện công khai, minh bạch trong việc phân bổ và sử dụng ngân sách, nâng cao nhận thức của các đơn vị sử dụng ngân sách, để các đơn vị thấy đƣợc quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc quản lý và sử dụng NSNN.

Đầu tƣ nguồn tài chính ban đầu một cách thỏa đáng để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, ngân sách.

Quan tâm tạo điều kiện về quyền lợi chính đáng cho đội ngũ làm công tác tài chính kế toán nhƣ: chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm...để động viên cho cán bộ yên tâm công tác, tâm huyết với công việc để phục vụ cho sự nghiệp ngành và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện nhà.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong nội dung của chƣơng 3, học viên dựa trên những phân tích của chƣơng 2 trong nội dung đánh giá về kết quả quản lý chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Sê, dựa trên định hƣớng chung của Huyện Chƣ Sê cũng nhƣ của tỉnh Gia Lai. Luận văn đã đề xuất các giải pháp và những kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Sê tỉnh Gia Lai.

Các giải pháp đƣợc đề xuất bao gồm: Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý ngân sách; Nâng cao chất lƣợng lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN; Hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách Hoàn thiện công tác quyết toán chi thƣờng xuyên Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán NSNN Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho hoạt động chi thƣờng xuyên

KẾT LUẬN

Ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nƣớc, là lực lƣợng vật chất đảm bảo sự phát triển, là công cụ để quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Ngân sách huyện có tính đặc thù riêng thể hiện ở chỗ nguồn thu căn bản đƣợc trực tiếp khai thác, huy động trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng đƣợc bố trí để phục vụ mục đích trực tiếp cho cộng đồng dân cƣ trong huyện. Thực hiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách huyện là một nhiệm vụ đƣợc diễn ra công khai, chặt chẽ và đúng các quy định của pháp luật.

Hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách cấp huyện là tất yếu, là một quá trình lâu dài và gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị thuộc huyện. Nhiệm vụ chi thƣờng xuyên có vai trò và tác động to lớn đối với mọi hoạt động của địa phƣơng. Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, nâng cao chất lƣợng thẩm tra dự toán, quyết toán chi thƣờng xuyên để HĐND có đơn vị quyết định đúng, góp phần quan trọng thực hiện tiết kiệm chi và chi có hiệu quả cho các hoạt động thƣờng xuyên.

Từ thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai trong thời gian vừa qua, đề tài đã phản ánh những việc làm đƣợc, những vƣớng mắc tồn tại trong quá trình thực hiện Luật ngân sách và nhu cầu thực tế đòi hỏi phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai nhằm phát huy đƣợc hiệu lực quản lý đối với chi ngân sách huyện và từ đó từng bƣớc ổn định, phát triển ngân sách đáp ứng yêu cầu của Luật ngân sách và thực tiễn đặt ra.

Tuy nhiên, công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai đang gặp những khó khăn, thách thức không nhỏ. Việc ổn

định và phát triển thu - chi ngân sách huyện là một bài toán khó. Vì vậy trên cơ sở thu thập số liệu, phân tích đánh giá thực tế thực trạng chi NSNN thƣờng xuyên Huyện Chƣ Sê đòi hỏi cần có sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chi NSNN huyện hiện nay, đặc biệt là công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai . Hy vọng rằng đây sẽ là những ý kiến đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc huyện Chƣ Sê nói riêng, đổi mới quản lý tài chính của Tỉnh Gia Lai và đất nƣớc nói chung với mục tiêu thực hiện thành công chiến lƣợc tài chính và tầm nhìn đến 2025 của địa phƣơng và đất nƣớc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ tài chính, (2016), Thông tƣ 342/2016/TT-BTC hƣớng dẫn NĐ 163/2016/NĐ-CP và luật NSNN 83/2015/QH13

[2] Chính phủ, (2015), Nghị định 43/2006/NQ-CP ngày 25/04/2006 Nghị định quy định về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

[3] Chính phủ,(2015), Nghị định 130/2005/NQ-CP ngày 17/10/2005 Nghị định quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nƣớc.

[4] Nguyễn Thanh Minh, (2015), Quản lý ngân sách nhà nước huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Kinh tế.

[5] Nguyễn Thị Hoa, (2011), Tăng cường quản lý và sử dụng NSNN có hiệu quả trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ Kinh tế

[6] Nguyễn Quang Hán, (2015), Tăng cường quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Thăng Long.

[7] Phạm Thanh Hải, (2013), Hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp huyện, tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Kinh tế. [8] Quốc hội, (2015), Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13 ngày

25/06/2015

[9] Quốc hội, (2015), Nghị định 163/2016/NĐ-CP hƣớng dẫn luật NSNN 83/2015/QH13.

[10] Trần Thị Thúy, (2015), Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.

[11] Trần Quang Đông, (2014), Hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, luận văn thạc sĩ Kinh tế.

[12] UBND Huyện Chƣ Sê, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2016.

[13] UBND Huyện Chƣ Sê, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2017

[14] UBND Huyện Chƣ Sê, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2018

[15] UBND Huyện Chƣ Sê, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2019.

[16] UBND Huyện Chƣ Sê, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020.

[17] UBND huyện Chƣ Sê, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020.

[18] Cục thống kê tỉnh Gia Lai, (2021) Niên Giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 92)