Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 72 - 77)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại huyện Chƣ

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc của huyện Chƣ Sê trong thời gian vừa qua là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự tốn cịn mang nặng tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống, do vậy một số cơ

quan, đơn vị sử dụng ngân sách cịn có tƣ tƣởng đề phịng dự tốn sẽ bị cơ quan tài chính cắt giảm bớt nên đã lập dự toán cao hơn so với định mức và nhu cầu chi thực tế.

Đối với các nhiệm vụ chi hoạt động sự nghiệp, nguồn kinh phí khơng thực hiện tự chủ, nguồn kinh phí chi khơng thường xun của các đơn vị dự

toán thường khơng được UBND huyện và đơn vị dự tốn cấp I thực hiện giao từ đầu năm. Trƣờng hợp đƣợc giao thì kinh phí cũng chỉ đƣợc giao một phần.

Phần cịn lại dự tốn chi cho các nội dung trên đƣợc phân bổ và giao khi đơn vị đã triển khai thực hiện nhiệm vụ, hoặc phân bổ dần vào hàng quý. Điều này đã dẫn tới tình trạng, dự tốn phải bổ sung nhiều lần trong năm và đơn vị sử dụng ngân sách không đƣợc chủ động về nguồn kinh phí nên triển khai nhiệm vụ khơng kịp thời, thƣờng dồn về cuối năm.

Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự tốn nên trong q trình chấp hành dự tốn cịn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần. Việc UBND huyện hay đơn vị dự

toán cấp trên bổ sung dự toán nhiều trong năm cho đơn vị sử dụng ngân sách không những thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách mà còn thể hiện cơ chế "xin - cho" vẫn cịn tồn tại. Việc chấp hành dự tốn chi ngân sách đã đƣợc HĐND-UBND huyện phê chuẩn từ đầu năm chƣa tốt.

Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong lập dự toán chưa tốt trong khi đó thời gian chuẩn bị cho cơng tác lập dự tốn rất ngắn, chính vì vậy mà hiệu quả cơng tác lập dự tốn chưa đạt được yêu cầu đề ra: Việc lập dự toán NSNN trên địa bàn huyện cần sự phối hợp của các bên liên quan, việc phối hợp khơng tốt giữa các bên có ảnh hƣởng đến chất lƣợng trong cơng tác lập dự tốn.

Trình độ đội ngũ cơng chức làm cơng tác ngân sách xây dựng dự toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách cịn yếu vì nhiều cán bộ làm cơng tác kế tốn tại các cơ quan, đơn vị không được đào tạo bài bản. Trong quá

trình lập dự tốn, một số đơn vị thƣờng lấy số dự toán giao năm trƣớc nhân với một tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chƣa căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách ổn định trong từng thời kỳ; chƣa căn cứ vào việc điều chỉnh giảm hay bổ sung nhiệm vụ chi; vào việc thay đổi chính sách về tiền

lƣơng, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc. Số liệu dự toán đƣợc các đơn vị xây dựng khơng chính xác, thƣờng cao hơn so với định mức phân bổ ngân sách theo quy định mà khơng giải trình đƣợc ngun nhân.

Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN chưa đúng quy định là nguyên nhân gây ra lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Một số ít lãnh đạo, cán bộ cơng chức ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân

sách chƣa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách. Trách nhiệm của các thủ trƣởng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, chế tài xử lý khi vi phạm cịn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thƣờng khó quy trách nhiệm cá nhân. Khơng ít lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cịn tƣ tƣởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị dẫn đến tình trạng ngƣời thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thƣờng xun thì khơng đƣợc khen thƣởng; ngƣời sử dụng tuỳ tiện kém hiệu quả thì khơng bị xử lý.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách, trong thời gian qua, liên tục được bổ sung, sửa đổi. Điều đó đã gây khó khăn trong cơng tác quản lý

NSNN nói chung và lĩnh vực quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng.

Phương án phân bổ ngân sách phụ thuộc vào tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực cịn mang tính chất bình qn, nên đang cịn xảy ra tình trạng phân bổ ngân sách chưa hợp lý giữa các đơn vị và các lĩnh vực. Huyện Chƣ Sê đã tiến hành

khoán biên chế và khốn chi hành chính cho các cơ quan Nhà nƣớc theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP, nhƣng mới thực hiện khốn chi hành chính trên số biên chế, lao động thực tế của các cơ quan hành chính, chƣa tổ chức khốn trên số lƣợng, hiệu quả cơng việc. Vì vậy, hiệu quả việc khốn biên chế cịn hạn chế.

Đối với Huyện việc xây dựng ngân sách trung và dài hạn rất khó thực hiện đƣợc vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định ngân sách và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự, ƣu tiên, cơ cấu, chiến lƣợc.

Hệ thống tiêu chuẩn, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cũng nhƣ định mức, tiêu chuẩn chi thƣờng xuyên đã đƣợc Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND Tỉnh Gia Lai quan tâm sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, vẫn còn một số tiêu chuẩn định mức chƣa phù hợp với thực tế nhƣ định mức chi tiền ăn hội nghị, chi công tác phí, chi tiếp khách, định mức trang bị xe ơ tơ... gây khó khăn trong cơng tác quản lý tài chính ngân sách. Hiện nay, trên thực tế một số khoản chi phải linh động vƣợt định mức, tiêu chuẩn hoặc phải lái sang nội dung khác, thì mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi phục vụ tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Sự gian dối không mong muốn này làm cho việc quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách huyện khơng phản ánh đúng diễn biến tình hình thực tế.

Trong q trình kiểm tra, khi Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện phát hiện việc lập dự toán, phân bổ dự toán, báo cáo quyết toán của các đơn vị lập dự tốn chưa chính xác, chưa đầy đủ hoặc KBNN trong q trình kiểm sốt, thanh tốn các khoản chi thường xuyên NSNN, kiểm tra phát hiện các đơn vị chi tiêu chưa đúng định mức, tiêu chuẩn, thiếu hồ sơ kiểm sốt chi... thì chỉ được quyền ra thông báo số kiểm tra hoặc thơng báo từ chối thanh tốn và trả lại cho đơn vị để bổ sung, điều chỉnh. Những vi phạm này đã có chế tài xử

phạt, nhƣng chƣa triệt để mà chủ yếu hƣớng dẫn cho các đơn vị sửa đổi, bổ sung cho hợp lý. Do vậy, chƣa tạo nên tính răn đe buộc thủ trƣởng, kế tốn trƣởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, hạn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong nội dung của chƣơng 2 này, luận văn đã phân tích thực trạng chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Sê thông qua các nội dung chi thƣờng xuyên NSNN của cấp huyện. Bao gồm trong đó là các nội dung quản lý lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN huyện Chƣ Sê; Quản lý chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN huyện Chƣ Sê; Cơng tác Quyết tốn chi thƣờng xuyên NSNN huyện Chƣ Sê; Công tác thanh tra, kiểm tra chi thƣờng xun NSNN huyện Chƣ Sê. Từ đó phân tích cụ thể thực trạng theo từng nội dung nghiên cứu.

Bên cạnh đó, nội dung của thu chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Sê tỉnh Gia Lai cũng đã đƣợc học viên phân tích và làm rõ nhằm đảm bảo phân tích những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề trong nội dung này.

Trên cơ sở phân tích quản lý chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Sê, luận văn đã đánh giá những kết quả đạt dƣợc, những hạn chế và làm cơ sở đề xuất các giải pháp ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN

CHƢ SÊ TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)