Sai số và biện pháp khắc phục sai số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 30)

Nghiên cứu không đánh giá được HS khối 9 của của các trường THCS do thời gian tiến hành nghiên cứu từ thời điểm tháng 5 nên sau 3 tháng đánh giá lại thì phần lớn HS khối 9 đã ra trường và theo học ở những trường trung học phổ thông khác nhau trong thành phố hoạch ngoài thành phố hoạch hoạch có những em không theo học tiếp. Vì thế, nghiên cứu không đánh giá được kết quả nhận thức sau can thiệp.

Nghiên cứu này không đánh giá ngay sau can thiệp giáo dục vì thế sau khoảng thời gian 3 tháng đánh giá lại nhận thức về CTHĐ của HS có thể được tiếp nhân thêm qua các kênh thông tin đại chúng là yếu tố gây nhiễu đến kết quả.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.

Ban đầu trước can thiệp có 372 học sinh tham gia nghiên cứu nhưng ở thời điểm sau can thiệp có một số HS vắng mặt trong buổi đánh giá lại. Nên tổng số HS thực tế tham gia đủ 2 thời điểm đánh giá là 362 HS. Đối tượng nghiên cứu là những học sinh đang học tại 3 trường THCS gồm: Trường THCS Lộc Hạ có 117 HS tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ 32,3%; Trường THCS Quang Trung có 122 HS chiếm tỷ lệ 33,7% và Trường THCS Mỹ Xá có 123 chiếm tử lệ 34%. Trong đó, tỷ lệ HS nam (53,9%) cao hơn không nhiều so với HS nữ (46,1%).

Bảng 3. 1. Thông tin nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu

Biến số Tần số Tỷ lệ % Giới tính Nam 195 53,9 Nữ 167 46,1 Tổng 362 100 Cơ sở đào tạo Trung học cơ sở Lộc Hạ 117 32,3

Trung học cơ sở Quang Trung 122 33,7

Trung học cơ sở Mỹ Xá 123 34

Khu vực

Nội thành 239 66

Ngoại thành 123 34

Nhận xét: Tỷ lệ % HS từ 3 trường Trung học cơ sở được nghiên cứu là tương đương nhau, nằm trên địa bàn thành phố Nam Định thuộc 2 khu vực nội thành và ngoại thành. Khu vực nội thành gồm Trường trung học cơ sở Lộc Hạ và Trường trung học cơ sở Quang Trung có 239 HS chiếm tỷ lệ 66%, khu vực

Bảng 3. 2. Tỷ lệ mắc cận thị của HS THCS thành phố Nam Định theo giới tính.

Cận thị

Nam Nữ Nội thành Ngoại thành Tổng số

n % n % n % n % n %

Có 70 35,9 68 40,7 98 41 40 32,5 138 38,1 Không 125 64,1 99 59,3 141 59% 83 67,5% 224 61,9

Nhận xét: Tỷ lệ mắc cận thị của HS là 38,1%. Trong đó, tỷ lệ HS nữ bị cận thị (40,7%) cao hơn so với HS(35,9%). Tỷ lệ cận thị của HS nội thành là 41% cao hơn so với HS ngoại thành là 32,5%.

3.1.2. Công tác tuyên truyền phòng chống CTHĐ

Công tác tuyên truyền phòng chống CTHĐ đã được Nhà trường quan tâm và thực hiện qua những hình thức như: Khám sức khỏe định kỳ, tuyên truyền trên loa phát thanh nhà trường và treo băng rôn khẩu hiệu. Bảng 3.3 thống kê các biện pháp tuyên truyền phòng chống CTHĐ đã được thực hiện tại nhà trường.

Bảng 3. 3. Công tác phòng chống CTHĐ tại các Trường THCS

Biến số Lộc Hạ Quang Trung Mỹ Xá Tổng cộng

n % n % n % n %

Khám sức khỏe

định kỳ 102 87,2 111 91 115 93,5 328 90,6

Tuyên truyền trên

loa phát thanh 49 41,9 43 35,2 51 41,5 143 39,5 Băng rôn, áp

phích về CTHĐ 50 42,7 47 38,5 33 26,8 130 35,9 Nhận xét: Số lượng HS được khám sức khỏe định kỳ hàng năm của Trường THCS Mỹ Xá chiếm 93,5% cao hơn không nhiều so với Trường THCS Quang Trung(91%) và Trường THCS Lộc Hạ(87,2%). Có 143 HS nhận định rằng nhà trường đã tuyên truyền phòng chống CTHĐ trên loa phát thanh nhà trường chiếm tỷ lệ 39,5% và 35,9% HS trả lời nhà trường đã treo băng rôn, áp phích chứa các nội

Tiền sử tiếp cận thông tin về cận thị học đường

Qua câu hỏi đánh giá sự tiếp nhận thông tin về CTHĐ của HS, hầu hết HS trả lời đã từng nghe thông tin về CTHĐ qua nhiều kênh truyền thông khác nhau.

Bảng 3. 4. Tiền sử tiếp cận thông tin về cận thị học đường của HS

Biến số n Tỷ lệ % Truyền hình Phát thanh 289 111 79,8 30,7 Sách, báo, tạp chí Internet 209 254 57,7 70,2 Thầy/cô giáo, bạn bè Nhân viên Y tế Gia đình 123 108 185 34 29,8 51,1

Nhận xét: Kênh truyền thông mà HS tiếp cận chủ yếu là kênh truyền thông đại chúng như: truyền hình chiếm 79,8%; internet chiếm 70,2%; sách báo, tạp chí chiếm 57,7%. Ngoài ra, số lượng HS tiếp cận thông tin về CTHĐ qua thầy/cô giáo, bạn bè chiếm 34%; qua nhân viên y tế chiếm 29,8%.

Hình 3.1.Nhận định tầm quan trọng về công tác tuyên truyền phòng chống CTHĐ.

Mặc dù chương trình dự án mục tiêu Y tế trường học năm 2011 đã được triển khai và nhà trường đã thực hiện các công tác về tuyên truyền phòng chống CTHĐ như khám sức khỏe định kỳ hàng năm… Nhưng còn tồn tại nhiều nhu cầu của HS về công tác phòng chống CTHĐ. Bảng 3.5 lệt kê các nhu cầu của HS về công tác phòng chống CTHĐ.

Bảng 3. 5. Nhu cầu của HS về công tác phòng chống CTHĐ

Biến số n %

Cải thiện ánh sáng lớp học 275 76

Đưa nội dung này vào giảng dạy 193 53,3

Tổ chức tuyên truyền phòng chống cận thị 326 90

Hình thức

Truyền hình 186 51,4

Phát thanh 220 60,8

Sách, báo, tạp chí 212 58,6

Băng rôn, áp phích, tờ rơi 212 58,6

Internet 218 60,2

Nhân viên Y tế 314 86,7

Nhận xét: Số lượng HS tại các trường THCS có nhu cầu về cải thiện ánh lớp học là 275 HS chiếm tỷ lệ 76%. Số lượng HS muốn đưa nội dung phòng chống CTHĐ vào chương trình giảng dạy chiếm tỷ lệ 53,3%. Đặc biệt, có 326 HS chiếm tỷ lệ 90% có nhu cầu về công tác tuyên truyền phòng chống cận thị với nhiều hình thức khác nhau như qua truyền hình(51,4%), Đài phát thanh của nhà trường(60,8%); sách, báo, tạp chí, băng rôn, áp phích, tờ rơi chiếm 58,6%, qua internet chiếm 60,2% và cao nhất là qua nhân viên Y tế chiếm 86,7%.

3.2. Thực trạng nhận thức về CTHĐ của HS THCS 3.2.1. Nhận thức về CTHĐ theo các nội dung. 3.2.1. Nhận thức về CTHĐ theo các nội dung.

Nhận thức về CTHĐ của HS THCS thành phố Nam Định được đánh giá qua 3 nội dung gồm: nhận thức chung về CTHĐ, nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây CTHĐ và nhận thức về các biện pháp phòng tránh CTHĐ.

3.2.1.1. Nhận thức chung của HS về CTHĐ

Bảng 3. 6. Tỷ lệ % HS trả lời đúng nhận thức chung về CTHĐ theo khu vực.

Biến số Nội thành Ngoại thành Tổng

Khái niệm 58,2 51,2 55,8

Nguyên nhân 52,3 50,4 51,7

Phân loại cận thị 56,5 55,3 56,1

Mức độ gia tăng 62,3 56,9 60,5

Dấu hiệu nhận biết cận thị 42,3 41,5 42

Triệu chứng cận thị 44,8 52,8 47,5

Hậu quả cận thị 47,7 49,6 48,3

Nhận thức đúng về khái niệm cận thị của HS nội thành chiếm 58,2% cao hơn so với HS ngoại thành (51,2%). Tỷ lệ nhận thức đúng về nguyên nhân cận thị của HS là 51,7%, trong đó HS nội thành nhận thức đúng về nguyên nhân gây cận thị là 52,3% cao hơn không nhiều so với nhận thức đúng của HS ngoại thành là 50,4%. Tỷ lệ HS nhận thức đúng về phận loại cận thị là 56,1% thấp hơn nhận thức đúng về mức độ gia tăng của cận thị là 60,5%. Tỷ lệ HS nội thành nhận thức đúng về các dấu hiệu nhận biết cận thị là 42,3% tương đương với HS ngoại thành là 41,5%. Nhận thức đúng về triệu chứng của cận thị và hậu quả của cận thị là 47,5% và 48,3%.

Bảng 3. 7. Tỷ lệ % HS trả lời đúng nhận thức chung về CTHĐ theo giới tính Biến số Nam Nữ n % n % Khái niệm 110 56,4 92 55,1 Nguyên nhân 98 50,3 89 53,3 Phân loại cận thị 116 59,5 87 52,1 Mức độ gia tăng 117 60 102 61,1

Dấu hiệu nhận biết cận thị 76 39 76 45,5

Triệu chứng cận thị 91 46,7 81 48,5

Hậu quả cận thị 99 50,8 76 45,5

Nhận xét: Nhận thức đúng về khái niệm cận thị của HS nam là 56,4% cao hơn không nhiều so với HS nữ(55,1%). Trên 1/2 số HS nam và nữ nhận thức đúng về nguyên nhân gây cận thị. Nhận thức đúng về phân loại cận thị của HS nam là 59,5% cao hơn so với HS nữ là 52,1%. Nhận thức đúng về mức độ gia tăng cận thị của HS nam và nữ là tương đương nhau chiếm tỷ lệ khoảng 60%. Khả năng nhận thức đúng các dấu hiệu nhận biết cận thị của HS nữ là 45% cao hơn so với HS nam là 39%.

3.2.1.2. Nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây CTHĐ

Bảng 3.8.Tỷ lệ %HS nhận thức đúng các yếu tố nguy cơ gây CTHĐ theo khu vực.

Biến số Nội thành Ngoại thành Tổng

Thói quen sinh hoạt 53,1 45,5 50,6

Hoạt động làm gia tăng CTHĐ 52,7 54,5 53,3

Tư thế ngồi học 39,3 45,5 41,4

Cường độ ánh sáng 39,3 35,8 38,1

Chế độ dinh dưỡng 55,6 47,2 52,8

Nhận xét: Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ HS nhận thức đúng thói quen sinh hoạt là yếu tố nguy cơ gây CTHĐ chiếm 50,6%, trong đó nhận thức đúng của HS nội thành là 53,1% cao hơn so với HS ngoại thành(45,5%). Nhận thức đúng của HS về các hoạt động làm tăng nguy cơ cận thị là 53,3%. Nhận thức đúng của HS ngoại thành về tư thế ngồi học là 45,5% cao hơn HS nội thành. Ngược lại, nhận thức đúng về cường độ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ gây CTHĐ của HS nội thành lần lượt là 39,3%; 55,6%; 40,6% cao hơn so với nhận thức đúng của HS ngoại thành.

Bảng 3. 9. Tỷ lệ % HS THCS nhận thức đúng các yếu tố nguy cơ theo giới tính

Biến số

Nam Nữ

n % n %

Thói quen sinh hoạt 101 51,8 82 49,1

Hoạt động làm gia tăng CTHĐ 101 51,8 92 55,1

Tư thế ngồi học 79 40,5 71 72,5

Cường độ ánh sáng 68 34,9 70 41,9

Chế độ dinh dưỡng 101 51,8 90 53,9

Hoạt động trong giờ giải lao 89 45,6 43 25,7

Nhận xét: Nhận thức đúng về thói quen sinh hoạt của HS nam là 51,8% cao hơn không nhiều so với HS nữ là 49,1%. Nhận thức về các hoạt động làm gia tăng nguy cận thị của HS nữ là 55,1%, của HS nam là 51,8%. Nhận thức đúng về tư thế ngồi học của HS nữ là 72,5% cao hơn nhiều so với HS nam là 40,5%. Nhận thức đúng về cường độ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng của HS nữ cao hơn HS nam nhưng ngược lại nhận thức đúng về các hoạt động trong giờ giải lao của HS nam là 45,6% cao hơn HS nữ(25,7%).

3.2.1.3. Nhận thức về các biện pháp phòng tránh CTHĐ

Bảng 3. 10. Tỷ lệ % HS nhận thức đúng về các biện pháp phòng tránh theo khu vực

Biến số Nội thành Ngoại thành Tổng

Thay đổi thói quen sinh hoạt 47,7 54,5 50

Khám mắt định kỳ 30,5 42,3 34,5

Khoảng cách từ mắt tới sách, vở 48,5 37,4 44,8

Thời gian làm việc liên tục của mắt 32,2 21,1 28,5 Thời gian xem tivi, chơi điện thử/ngày 37,2 35 36,5 Cách xử trí khi mắt có dấu hiệu cận thị 48,1 45,5 47,2

Điều trị CTHĐ 69 59,3 65,7

Nhận xét: Tỷ lệ HS ngoại thành nhận thức đúng về các biện pháp phòng tránh CTHĐ qua thay đổi thói quen sinh hoạt là 54,5% và khám mắt định kỳ là 42,3% cao hơn với nhận thức của HS nội thành. Ngược lại, nhận thức đúng của HS nội thành về khoảng cách từ mắt tới sách, vở là 48,5% cao hơn nhận thức của HS ngoại thành(21,1%).

Bảng 3. 11. Tỷ lệ % HS nhận thức đúng về các biện pháp phòng tránh theo giới tính.

Biến số

Nam Nữ

n % n %

Thay đổi thói quen sinh hoạt 105 53,8 76 45,5

Khám mắt định kỳ 73 37,4 52 31,1

Khoảng cách từ mắt tới sách, vở 85 43,6 77 46,1 Thời gian làm việc liên tục của mắt 55 28,2 50 29,9 Thời gian xem tivi, chơi điện thử/ngày 75 38,5 58 34,7 Cách xử trí khi mắt có dấu hiệu cận thị 92 47,2 80 47,9

Phương pháp Điều trị CTHĐ 124 63,6 114 68,3

của HS nữ về khoảng cách từ mắt đến sách, vở là 46,1% , thời gian làm việc liên tục của mắt là 29,9%. Nhận thức về thời gian xem tivi, chơi điện tử/ngày của HS nam là 38,5%, của HS nữ là 34,7%.

3.2.2. Nhận thức về CTHĐ dựa trên điểm trung bình.

Để tính được điểm trung bình các câu trả lời của đối tượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp gán điểm. Với mỗi câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi số điểm sẽ là 1, với mỗi câu trả lời sai hoặc không biết hoặc bỏ qua số điểm sẽ là 0. Tổng điểm nhận thức là điểm tổng của 3 nội dung gồm: 1) Nhận thức chung 7 điểm;2) Yếu tố nguy cơ 6 điểm và 3) Biện pháp phòng tránh 7 điểm. Như vậy, tổng điểm nhận thức cao nhất sẽ là 20 điểm, thấp nhất là 0 điểm.

Bảng 3. 12. Điểm trung bình nhận thức về CTHĐ qua các nội dung

Nội dung Nội thành

( X ± SD) Ngoại thành (X± SD) N (X ± SD) Nhận thức chung 3,64 ± 1,7 3,58 ± 1,3 3,62 ± 1,6 Yếu tố nguy cơ 2,81 ± 1.3 2,47 ± 1,4 2,73 ± 1,3 Biện pháp phòng bệnh 3,13 ±1,4 2,95 ± 1,5 3,07 ± 1,5

Tổng điểm 9,58 ± 2,4 9,1 ± 2 9,42 ± 2,3

Nhận xét: Điểm trung bình của HS về nhận thức chung CTHĐ là 3,62, về yếu tố nguy cơ gây cận thị là 2,73 và biện pháp phòng bệnh là 3,07.

Bảng 3. 13. Điểm trung bình nhận thức về CTHĐ theo khu vực và giới tính

Thời điểm Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch

Nội thành 6 18 9,58 2,4

Ngoại thành 4 17 9,1 2

Nam 5 17 9,23 2,1

3.2.3. Mức độ nhận thức về CTHĐ của HS THCS

Nhận thức của đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 mức độ: 1) Chưa tốt với số điểm từ 0-9; 2) Trung bình với số điểm từ: 10-15 và Tốt với số điểm từ: 16 - 20. Quá trình đánh giá đã thu được kết quả mức độ nhận thức về CTHĐ của HS qua hình 3.2

.

Hình 3. 2. Mức độ nhận thức về CTHĐ

Nhận xét: Mức độ nhận thức yếu về CTHĐ chiếm tỉ lệ 45%, mức độ trung bình chiếm 50% và chỉ có 5% HS nhận thức tốt về CTHĐ.

Nhận xét: Nhận thức trung bình về CTHĐ của HS nội thành là 51% cao hơn không nhiều so với HS ngoại thành là 48%. Trong khi đó nhận thức yếu của HS ngoại thành(47,2%) cao hơn so với HS nội thành.

Hình 3. 4. Mức độ nhận thức về CTHĐ theo giới tính

Nhận xét: Mức độ nhận thức yếu của HS nam là 47.7%, HS nữ là 41,9%, mức độ nhận thức trung bình của HS nữ là 54,5% cao hơn không nhiều so với HS nam(46,2%). Trong khi đó, tỷ lệ HS nam nhận thức tốt chiếm 6,2% cao hơn so với HS nữ là 3,6%.

3.3. Thay đổi nhận thức về cận thị học đường trước và sau can thiệp

Quá trình can thiệp giáo dục được thực hiện trên tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu bằng phương pháp thuyết trình và thảo luận. Nhận thức về CTHĐ được đánh giá lại sau 3 tháng với kết quả thay đổi như sau:

3.3.1. Sự thay đổi nhận thức về CTHĐ theo các nội dung 3.3.1.1. Thay đổi nhận thức chung về CTHĐ 3.3.1.1. Thay đổi nhận thức chung về CTHĐ

Trước can thiệp tỷ lệ HS trả lời đúng các câu hỏi trong phần nhận thức chung về CTHĐ chiếm khoảng 50%. Tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là nhận thức về dấu hiệu nhận biết cận thị chỉ có 42%, cao nhất là nhận thức về mức độ gia tăng CTHĐ chiếm

Bảng 3. 14. Thay đổi nhận thức chung về CTHĐ

Biến số Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Khái niệm 202 55,8 359 99,2

Nguyên nhân 187 51,7 326 90,1

Phân loại cận thị 203 56,1 339 93,6

Mức độ 219 60,5 339 93,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)