Thực trạng nhận thức về CTHĐ của HS THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 35)

3.2.1. Nhận thức về CTHĐ theo các nội dung.

Nhận thức về CTHĐ của HS THCS thành phố Nam Định được đánh giá qua 3 nội dung gồm: nhận thức chung về CTHĐ, nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây CTHĐ và nhận thức về các biện pháp phòng tránh CTHĐ.

3.2.1.1. Nhận thức chung của HS về CTHĐ

Bảng 3. 6. Tỷ lệ % HS trả lời đúng nhận thức chung về CTHĐ theo khu vực.

Biến số Nội thành Ngoại thành Tổng

Khái niệm 58,2 51,2 55,8

Nguyên nhân 52,3 50,4 51,7

Phân loại cận thị 56,5 55,3 56,1

Mức độ gia tăng 62,3 56,9 60,5

Dấu hiệu nhận biết cận thị 42,3 41,5 42

Triệu chứng cận thị 44,8 52,8 47,5

Hậu quả cận thị 47,7 49,6 48,3

Nhận thức đúng về khái niệm cận thị của HS nội thành chiếm 58,2% cao hơn so với HS ngoại thành (51,2%). Tỷ lệ nhận thức đúng về nguyên nhân cận thị của HS là 51,7%, trong đó HS nội thành nhận thức đúng về nguyên nhân gây cận thị là 52,3% cao hơn không nhiều so với nhận thức đúng của HS ngoại thành là 50,4%. Tỷ lệ HS nhận thức đúng về phận loại cận thị là 56,1% thấp hơn nhận thức đúng về mức độ gia tăng của cận thị là 60,5%. Tỷ lệ HS nội thành nhận thức đúng về các dấu hiệu nhận biết cận thị là 42,3% tương đương với HS ngoại thành là 41,5%. Nhận thức đúng về triệu chứng của cận thị và hậu quả của cận thị là 47,5% và 48,3%.

Bảng 3. 7. Tỷ lệ % HS trả lời đúng nhận thức chung về CTHĐ theo giới tính Biến số Nam Nữ n % n % Khái niệm 110 56,4 92 55,1 Nguyên nhân 98 50,3 89 53,3 Phân loại cận thị 116 59,5 87 52,1 Mức độ gia tăng 117 60 102 61,1

Dấu hiệu nhận biết cận thị 76 39 76 45,5

Triệu chứng cận thị 91 46,7 81 48,5

Hậu quả cận thị 99 50,8 76 45,5

Nhận xét: Nhận thức đúng về khái niệm cận thị của HS nam là 56,4% cao hơn không nhiều so với HS nữ(55,1%). Trên 1/2 số HS nam và nữ nhận thức đúng về nguyên nhân gây cận thị. Nhận thức đúng về phân loại cận thị của HS nam là 59,5% cao hơn so với HS nữ là 52,1%. Nhận thức đúng về mức độ gia tăng cận thị của HS nam và nữ là tương đương nhau chiếm tỷ lệ khoảng 60%. Khả năng nhận thức đúng các dấu hiệu nhận biết cận thị của HS nữ là 45% cao hơn so với HS nam là 39%.

3.2.1.2. Nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây CTHĐ

Bảng 3.8.Tỷ lệ %HS nhận thức đúng các yếu tố nguy cơ gây CTHĐ theo khu vực.

Biến số Nội thành Ngoại thành Tổng

Thói quen sinh hoạt 53,1 45,5 50,6

Hoạt động làm gia tăng CTHĐ 52,7 54,5 53,3

Tư thế ngồi học 39,3 45,5 41,4

Cường độ ánh sáng 39,3 35,8 38,1

Chế độ dinh dưỡng 55,6 47,2 52,8

Nhận xét: Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ HS nhận thức đúng thói quen sinh hoạt là yếu tố nguy cơ gây CTHĐ chiếm 50,6%, trong đó nhận thức đúng của HS nội thành là 53,1% cao hơn so với HS ngoại thành(45,5%). Nhận thức đúng của HS về các hoạt động làm tăng nguy cơ cận thị là 53,3%. Nhận thức đúng của HS ngoại thành về tư thế ngồi học là 45,5% cao hơn HS nội thành. Ngược lại, nhận thức đúng về cường độ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ gây CTHĐ của HS nội thành lần lượt là 39,3%; 55,6%; 40,6% cao hơn so với nhận thức đúng của HS ngoại thành.

Bảng 3. 9. Tỷ lệ % HS THCS nhận thức đúng các yếu tố nguy cơ theo giới tính

Biến số

Nam Nữ

n % n %

Thói quen sinh hoạt 101 51,8 82 49,1

Hoạt động làm gia tăng CTHĐ 101 51,8 92 55,1

Tư thế ngồi học 79 40,5 71 72,5

Cường độ ánh sáng 68 34,9 70 41,9

Chế độ dinh dưỡng 101 51,8 90 53,9

Hoạt động trong giờ giải lao 89 45,6 43 25,7

Nhận xét: Nhận thức đúng về thói quen sinh hoạt của HS nam là 51,8% cao hơn không nhiều so với HS nữ là 49,1%. Nhận thức về các hoạt động làm gia tăng nguy cận thị của HS nữ là 55,1%, của HS nam là 51,8%. Nhận thức đúng về tư thế ngồi học của HS nữ là 72,5% cao hơn nhiều so với HS nam là 40,5%. Nhận thức đúng về cường độ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng của HS nữ cao hơn HS nam nhưng ngược lại nhận thức đúng về các hoạt động trong giờ giải lao của HS nam là 45,6% cao hơn HS nữ(25,7%).

3.2.1.3. Nhận thức về các biện pháp phòng tránh CTHĐ

Bảng 3. 10. Tỷ lệ % HS nhận thức đúng về các biện pháp phòng tránh theo khu vực

Biến số Nội thành Ngoại thành Tổng

Thay đổi thói quen sinh hoạt 47,7 54,5 50

Khám mắt định kỳ 30,5 42,3 34,5

Khoảng cách từ mắt tới sách, vở 48,5 37,4 44,8

Thời gian làm việc liên tục của mắt 32,2 21,1 28,5 Thời gian xem tivi, chơi điện thử/ngày 37,2 35 36,5 Cách xử trí khi mắt có dấu hiệu cận thị 48,1 45,5 47,2

Điều trị CTHĐ 69 59,3 65,7

Nhận xét: Tỷ lệ HS ngoại thành nhận thức đúng về các biện pháp phòng tránh CTHĐ qua thay đổi thói quen sinh hoạt là 54,5% và khám mắt định kỳ là 42,3% cao hơn với nhận thức của HS nội thành. Ngược lại, nhận thức đúng của HS nội thành về khoảng cách từ mắt tới sách, vở là 48,5% cao hơn nhận thức của HS ngoại thành(21,1%).

Bảng 3. 11. Tỷ lệ % HS nhận thức đúng về các biện pháp phòng tránh theo giới tính.

Biến số

Nam Nữ

n % n %

Thay đổi thói quen sinh hoạt 105 53,8 76 45,5

Khám mắt định kỳ 73 37,4 52 31,1

Khoảng cách từ mắt tới sách, vở 85 43,6 77 46,1 Thời gian làm việc liên tục của mắt 55 28,2 50 29,9 Thời gian xem tivi, chơi điện thử/ngày 75 38,5 58 34,7 Cách xử trí khi mắt có dấu hiệu cận thị 92 47,2 80 47,9

Phương pháp Điều trị CTHĐ 124 63,6 114 68,3

của HS nữ về khoảng cách từ mắt đến sách, vở là 46,1% , thời gian làm việc liên tục của mắt là 29,9%. Nhận thức về thời gian xem tivi, chơi điện tử/ngày của HS nam là 38,5%, của HS nữ là 34,7%.

3.2.2. Nhận thức về CTHĐ dựa trên điểm trung bình.

Để tính được điểm trung bình các câu trả lời của đối tượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp gán điểm. Với mỗi câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi số điểm sẽ là 1, với mỗi câu trả lời sai hoặc không biết hoặc bỏ qua số điểm sẽ là 0. Tổng điểm nhận thức là điểm tổng của 3 nội dung gồm: 1) Nhận thức chung 7 điểm;2) Yếu tố nguy cơ 6 điểm và 3) Biện pháp phòng tránh 7 điểm. Như vậy, tổng điểm nhận thức cao nhất sẽ là 20 điểm, thấp nhất là 0 điểm.

Bảng 3. 12. Điểm trung bình nhận thức về CTHĐ qua các nội dung

Nội dung Nội thành

( X ± SD) Ngoại thành (X± SD) N (X ± SD) Nhận thức chung 3,64 ± 1,7 3,58 ± 1,3 3,62 ± 1,6 Yếu tố nguy cơ 2,81 ± 1.3 2,47 ± 1,4 2,73 ± 1,3 Biện pháp phòng bệnh 3,13 ±1,4 2,95 ± 1,5 3,07 ± 1,5

Tổng điểm 9,58 ± 2,4 9,1 ± 2 9,42 ± 2,3

Nhận xét: Điểm trung bình của HS về nhận thức chung CTHĐ là 3,62, về yếu tố nguy cơ gây cận thị là 2,73 và biện pháp phòng bệnh là 3,07.

Bảng 3. 13. Điểm trung bình nhận thức về CTHĐ theo khu vực và giới tính

Thời điểm Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch

Nội thành 6 18 9,58 2,4

Ngoại thành 4 17 9,1 2

Nam 5 17 9,23 2,1

3.2.3. Mức độ nhận thức về CTHĐ của HS THCS

Nhận thức của đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 mức độ: 1) Chưa tốt với số điểm từ 0-9; 2) Trung bình với số điểm từ: 10-15 và Tốt với số điểm từ: 16 - 20. Quá trình đánh giá đã thu được kết quả mức độ nhận thức về CTHĐ của HS qua hình 3.2

.

Hình 3. 2. Mức độ nhận thức về CTHĐ

Nhận xét: Mức độ nhận thức yếu về CTHĐ chiếm tỉ lệ 45%, mức độ trung bình chiếm 50% và chỉ có 5% HS nhận thức tốt về CTHĐ.

Nhận xét: Nhận thức trung bình về CTHĐ của HS nội thành là 51% cao hơn không nhiều so với HS ngoại thành là 48%. Trong khi đó nhận thức yếu của HS ngoại thành(47,2%) cao hơn so với HS nội thành.

Hình 3. 4. Mức độ nhận thức về CTHĐ theo giới tính

Nhận xét: Mức độ nhận thức yếu của HS nam là 47.7%, HS nữ là 41,9%, mức độ nhận thức trung bình của HS nữ là 54,5% cao hơn không nhiều so với HS nam(46,2%). Trong khi đó, tỷ lệ HS nam nhận thức tốt chiếm 6,2% cao hơn so với HS nữ là 3,6%.

3.3. Thay đổi nhận thức về cận thị học đường trước và sau can thiệp

Quá trình can thiệp giáo dục được thực hiện trên tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu bằng phương pháp thuyết trình và thảo luận. Nhận thức về CTHĐ được đánh giá lại sau 3 tháng với kết quả thay đổi như sau:

3.3.1. Sự thay đổi nhận thức về CTHĐ theo các nội dung 3.3.1.1. Thay đổi nhận thức chung về CTHĐ 3.3.1.1. Thay đổi nhận thức chung về CTHĐ

Trước can thiệp tỷ lệ HS trả lời đúng các câu hỏi trong phần nhận thức chung về CTHĐ chiếm khoảng 50%. Tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là nhận thức về dấu hiệu nhận biết cận thị chỉ có 42%, cao nhất là nhận thức về mức độ gia tăng CTHĐ chiếm

Bảng 3. 14. Thay đổi nhận thức chung về CTHĐ

Biến số Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Khái niệm 202 55,8 359 99,2

Nguyên nhân 187 51,7 326 90,1

Phân loại cận thị 203 56,1 339 93,6

Mức độ 219 60,5 339 93,6

Dấu hiệu nhận biết 152 42 335 92,5

Triệu chứng cận thị 172 47,5 316 87,3

Hậu quả cận thị 175 48,3 270 74,6

Nhận xét: Sau can thiệp có tới 99,2% HS nhận thức đúng về khái niệm cận thị, 90,1% HS nhận thức đúng về nguyên nhân gây cận thị. Tỷ lệ trả lời đúng sau can thiệp ở các nhận thức chung khác cũng tăng cao.

3.3.1.2. Thay đổi nhận thức chung về các yếu tố nguy cơ gây CTHĐ

Bảng 3. 15. Thay đổi nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây CTHĐ

Nhận xét: Trước can thiệp có khoảng 50% HS nhận thức đúng về các yếu tố nguy cơ gây cận thị, trong đó, 38,1% HS nhận thức được cường độ ánh sáng và chỉ có 36,5% số HS biết được các hoạt động không tốt trong giờ giải lao là yếu tố nguy cơ. Sau can thiệp có tới 95% HS nhận thức được chế độ dinh dưỡng, 91,4% nhận thức được thói quen sinh hoạt không tốt là yếu tố nguy cơ gây cận thị.

Biến số Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Thói quen sinh hoạt 183 50,6 359 91,4

Hoạt động làm gia tăng CTHĐ 193 53,3 336 92,8

Tư thế ngồi học 150 41,4 286 79,0

Cường độ ánh sáng 138 38,1 314 86,7

Chế độ dinh dưỡng 191 52,8 344 95,0

3.3.1.3. Thay đổi nhận thức chung về biện pháp phòng tránh CTHĐ

Bảng 3. 16. Nhận thức về các biện pháp phòng tránh CTHĐ

Biến số Số học sinh Số học sinh

n % n %

Thay đổi thói quen sinh hoạt 181 50 342 94,5

Khám mắt định kỳ 125 34,5 321 88,7

Khoảng cách từ mắt tới sách, vở 162 44,8 345 95,3 Thời gian làm việc liên tục của mắt 103 28,5 338 93,4 Thời gian xem tivi, chơi điện thử/ngày 132 36,5 309 85,4 Cách xử trí khi mắt có dấu hiệu cận thị 171 47,2 338 93,4

Điều trị CTHĐ 238 65,7 320 88,4

Nhận xét: Trước can thiệp chỉ có 44,8% HS nhận thức khoảng cách từ mắt tới sách, vở là một trong những biện pháp phòng tránh CTHĐ. Sau can thiệp có khoảng 90% tỷ lệ HS nhận thức đúng về các biện pháp phòng bệnh.

3.3.2. Sự thay đổi điểm trung bình nhận thức về CTHĐ sau can thiệp

Sau can thiệp giáo dục điểm trung bình nhận thức về CTHĐ có sự gia tăng rõ rệt. Điểm trung bình nhận thức chung về cận thị trước can thiệp là 3,62, sau can thiệp điểm trung bình đã tăng mức 6,31. Điểm trung bình nhận thức về các yếu tố nguy cơ trước can thiệp là 2,73 sau can thiệp là 5,23.

Bảng 3. 17. Thay đổi điểm trung bình nhận thức CTHĐ qua các nội dung

Nội dung T1 T2 Mức tăng điểm T-Test

Nhận thức chung 3,62 ± 1,6 6,31 ± 0,99 2,7 ± 1,7

P < 0.01 Yếu tố nguy cơ 2,73 ± 1,3 5,23 ± 1 2,5 ± 1,6

Biện pháp

Bảng 3. 18. Thay đổi điểm trung bình trước và sau can thiệp

Thời điểm Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch T-test

Trước can thiệp(T1) 5 17 9,4 2,3

Sau can thiệp(T2) 11 20 17,9 1,96

Mức tăng điểm 6 2 8,5 2,7 P(2-1)< 0.01

Nhận xét: Trước can thiệp vẫn còn có những HS biết rất ít về CTHĐ (chỉ đạt 5 điểm) mặc dù đã từng nghe thông tin về bệnh. Sau can thiệp thấp nhất cũng có những HS đạt được 11 điểm cao nhất có những HS trả lời đúng hết các câu hỏi đạt đến 20 điểm. Sự khác biệt về điểm trung bình kiến thức trước và sau can thiệp chênh nhau xấp xỉ 2 lần và hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với P(2-1)< 0.01.

3.3.3. Sự thay đổi mức độ nhận thức về CTHĐ

Sau can thiệp giáo dục 3 tháng mức nhận về CTHĐ của HS đã tăng lên rõ rệt và được duy trì ở mức cao.

Hình 3. 5. Thay đổi mức độ nhận thức về CTHĐ trước và sau can thiệp

Nhận xét: Mức độ nhận thức tốt về CTHĐ đã sau can thiệp giáo dục là 87,3%, trước can thiệp là 4,6%. Mức độ nhận thức trung bình về CTHĐ sau can thiệp 3 tháng là 12,7% trong khi trước can thiệp là 50%. Trước can thiệp có 45% HS nhận

Chương 4: BÀN LUẬN

CTHĐ là bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh, gây giảm thị lực, giảm khả năng nhìn xa và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kết quả học tập cũng thẩm mỹ của trẻ, nếu không nhận biết được các yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh cận thị thì tỷ lệ cận thị học đường ngày càng tiến triển và tăng cao dẫn đến nhược thị và thoái hóa võng mạc(12). Vì vậy việc nâng cao nhận thức về CTHĐ cho bản thân các em HS là điều hết sức cần thiết. Mặc dù cho đến nay đã có các chương trình y tế học đường, truyền thông về CTHĐ, tuy nhiên cũng chưa có nhiều báo cáo về kiến thức của HS trung học cơ sở cũng như những thay đổi về nhận thức trước và sau khi được can thiệp giáo dục.

Vì vậy, trong phạm vi của đề tài này sẽ đi vào bàn luận kiến thức của HS THCS trước khi được can thiệp và sự thay đổi nhận thức về CTHĐ sau khi can thiệp giáo dục nhận thức bằng hình thức thuyết trình và thảo luận. Thông qua đó có thể lý giải một phần những kết quả tìm được. Đồng thời có thể đưa ra các khuyến nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả các chương trình truyền thông về CTHĐ trong tương lai cho HS THCS Thành phố Nam Định.

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.

4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.

Tổng số HS tham gia nghiên cứu ở thời điểm triển khai can thiệp là 372 HS đang theo học tại 3 trường Trung học cơ sở của thành phố Nam Định gồm 2 trường nội thành và 01 trường ngoại thành và chỉ có 362 HS tham gia đẩy đủ 2 thời điểm đánh giá và can thiệp giáo dục. Số lượng đối tượng nghiên cứu vắng mắt trong những thời điểm đánh giá sau là hiện tượng thường xảy ra đối với các nghiên cứu ở trường học, cộng đồng. Sự vắng mặt này có thể do việc nghỉ học của HS vào đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)