Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 45 - 49)

4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.

Tổng số HS tham gia nghiên cứu ở thời điểm triển khai can thiệp là 372 HS đang theo học tại 3 trường Trung học cơ sở của thành phố Nam Định gồm 2 trường nội thành và 01 trường ngoại thành và chỉ có 362 HS tham gia đẩy đủ 2 thời điểm đánh giá và can thiệp giáo dục. Số lượng đối tượng nghiên cứu vắng mắt trong những thời điểm đánh giá sau là hiện tượng thường xảy ra đối với các nghiên cứu ở trường học, cộng đồng. Sự vắng mặt này có thể do việc nghỉ học của HS vào đúng thời điểm đánh giá lại. Tuy nhiên, số lượng đối tượng nghiên cứu vắng mặt là 10 HS chiếm tỷ lệ 0,03%, đây là tỷ lệ nằm trong khoảng dự kiến của thiết kế nghiên của. Tỷ lệ HS nội thành là 66% cao hơn nhiều so với HS ngoại thành là 34%. Trong đó tỷ lệ HS nam là 53,9% cao hơn so với tỷ lệ HS nữ(46,1%), điều này cũng phù hợp với

đang học tại các trường THCS. Đây sẽ là một thuận lợi rất lớn cho các chương trình truyền thông học đường.

Tỷ lệ cận thị của HS THCS Nam Định là 38,1% cao hơn nhiều so với tỷ lệ cận thị HS THCS thành phố Thái Bình là 27,5%.(36) và theo tác giả Mai Văn Minh thì tỷ lệ cận thị của HS THCS thành phố Đồng Hới năm 2014 là 22,32%. Đối với khu vự thành phố lơn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ cận thị của HS THCS thành phố Nam Định thấp hơn. Tại Hà Nội, tỷ lệ HS THCS mắc cận thị theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh và cộng sự năm 2009 là 42,3%, theo nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan và cộng sự năm 2010, tỷ lệ HS THCS Phan Châu Trinh là 50,5%, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ cận thị của HS THCS năm 2007 là 46,11% theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuyên và cộng sự. Theo báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương (2012) [53] tại Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc cho thấy, tỷ lệ mắc cận thị học đường chiếm khoảng 40 - 50% ở học sinh thành phố và 10 - 15% học sinh nông thôn. Tỷ lệ cận thị ở các trường chuyên lớp chọn lên tới 60- 70%.

Tỷ lệ cận thị của HS THCS thành phố Nam Định khu vực nội thành là 41% và ngoại thành là 32,5%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tình trạng gia tăng nhanh chóng của CTHĐ tại thành phố Nam Định cũng như sự chênh lệch về tỷ lệ CTHĐ của HS THCS nội thành và ngoại thành. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Liên về tỷ lệ cận thị của HS THCS nội thành năm 1999 là 23,3%[26] và tỷ lệ cận thị của HS THCS nội thành của thành phố Đồng Hới năm 2014 là 25.33% và ngoại thành là 10,17%. Nghiên cứu của Nguyễn Chí Cường, năm 2012, tỉ lệ học sinh THCS nội thành bị cận thị là 25,3%, ngoại thành 9,8%[11]. Nghiên cứu của Vũ Xuân Thủy tại Thái Bình năm 2011 là 11,4%, Vũ Quang Dũng năm 2013 tại Thái Nguyên là 16,8%[17]. Vũ Thị Thanh năm 2009 tại Hà Nội tỷ lệ cận thị của HS nội thành là 44% ngoại thành là 31,4%[31], tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, tỷ lệ cận thị theo vùng là 56,67% (trung tâm), 36,93% (cận trung tâm), 38,88% (ven) và 15,48% (ngoại thành). Điều này phù hợp với nhận xét của các tác giả, cận thị khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa thành phố phát triển và thành phố chưa phát triển, giữa

nước phát triển và nước kém phát triển.

Kết quả nghiên cứu của tôi thu được kết quả cận thị của HS nam là 35,9% thấp hơn so với HS nữ là 40,7%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Hoang Lan và cộng sự năm 2010 là tỷ lệ HS nam là 45,9% và HS nữ là 53,6%[25]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuyên và cộng sự năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh thu được tỷ lệ cận thị của HS nam là 36,04% và HS nữ là 41,55%[37]. Vũ Quang Dũng năm 2013 tại Thái Nguyên tỷ lệ HS nam cận thị là 12,5% và HS nữ là 21,5%[17].

4.1.2. Công tác tuyên truyền phòng chống CTHĐ

Công tác tuyên truyền về phòng chống CTHĐ đã được sự quan tâm từ trung ương đến địa phương như Dự án mục tiêu y tế trường học năm 2011 với mục tiêu: củng cố hoạt động y tế học đường; truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm góp phần giảm tỷ lệ mắc, kiểm soát và hạn chế một số yếu tố nguy cơ của một số bệnh tật học đường phổ biến hiện nay như CTHĐ, cong vẹo cột sống và thay đổi hành vi vệ sinh ở học sinh tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện thể chất và tinh thần, có sức khỏe tốt để học tập. Ngày 04 tháng 9 năm 2012 Thủ tướng chỉnh phủ đã phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012-2015(8). Trong 3 trường THCS được nghiên cứu cũng đã thực hiện công tác phòng chống CTHĐ qua các hình thức như khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tuyên truyền trên loa phát thanh nhà trường, treo băng rôn, áp phích có nội dung về CTHĐ. Tuy nhiên, qua thăm dò ý kiến của HS về các công tác phòng chống CTHĐ của trường học mình thì có khoảng 90% tỷ lệ HS nhận định trường mình đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho HS, 39,5% HS nhận định đã tổ chức tuyên truyền phòng chống CTHĐ trên loa phát thanh Nhà trường và 35,9% nhận định đã treo băng rôn, áp phích về CTHĐ. Theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng năm 2013 về 4 trường THCS khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên thì 4 trường đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho HS, 3 trường có cán bộ y tế lad cán bộ kiêm nhiệm[17].

chưa bao phủ tới toàn thể HS đang học tập tại nhà trường. Điều này có thể do nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới công tác này và các cán bộ y tế trường học chưa tập trung hoàn thành công việc của mình do phải kiêm nhiệm những công việc khác. Qua đánh giá thấy hầu hết HS đã từng nghe nói về CTHĐ qua các kênh thông tin đại chúng hoặc gia đinh, bạn bè, nhân viên y tế. Trong đó, kênh thông tin mà HS tiếp nhận các thông tin về CTHĐ là truyền hình chiếm 79,8%, internet là 70,2%, qua sách báo tạp chí là 57,7%, qua các thành viên trong gia đình là 51,1%. Chỉ có 30,7% qua đài phát thanh nhà trường, 30% qua thầy /cô giáo, bạn bè và qua nhân viên y tế chiếm 29,8%. Theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuyên, HS thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận qua phương tiện truyền thông đại chúng là 55,7%, qua thầy cô giáo là 55,1% và qua cán bộ y tế là 44,4%. Điều này có thể do hầu hết HS đều thích xem tivi, chơi điện tử trên điện thoại, máy tính vì thế tỷ lệ nhận thức từ các kênh thông tin này cao hơn. Tỷ lệ HS tiếp nhận thông tin qua thầy cô giáo, cán bộ y tế thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuyên có thể giải thích do thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nên được thầy cô giáo, nhân viên y tế quan tâm và thực hiện tốt hơn. ‘

Qua khảo sát nhu cầu của HS về công tác phòng chống CTHĐ, có 83,8% HS nhận định công tác tuyên truyền phòng chống CTHĐ là rất cần thiết và kênh thông tin đề xuất cao nhất đó là từ nhân viên y tế với tỷ lệ 86,7%, qua băng rôn, áp phích, tờ rơi là 58,6%. Ngoài ra có 76% HS có nhu cầu về cải thiện ánh sáng lớp học, 46,1% HS muốn treo bảng thị lực trong lớp học và 53,3% học sinh muốn đưa nội dung này vào chương trình giảng dạy. Điều này cho thấy HS đã thực sự quan tâm đến CTHĐ và mong muốn tiếp nhận được thông tin về bệnh để biết cách phòng tránh và kênh thông tin mà HS đề xuất cao nhất đó chính là qua nhân viên y tế cho thấy HS muốn tiếp cận thông tin từ những nguồn tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)