Ngoài những hiểu biết cơ bản về bệnh như dấu hiệu, triệu chứng, hậu quả, yếu tố nguy cơ của bệnh thì việc hiểu biết về các biện pháp dự phòng bệnh có một ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh. Tuy nhiênthực trạng trước can thiệp hiểu biết về những biện pháp phòng chống CTHĐ của HS còn rất thấp. Chỉ có 50% số HS nhận thức rằng cần phải đọc, viết ở những nơi đầy đủ ánh sáng, khoảng 40% HS nhận thức rằng cần phải khám định kỳ 6 tháng/lần tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt, 44,8% nhận thức được khoảng cách phù hợp từ mắt đến sách vở và có khoảng 30% HS nhận thức đúng về việc cho mắt nghỉ ngơi sau 45 phút học tập, làm việc và thời gian xem tivi, chơi điện tử không quá 2h/ngày. Với những con số này cho thấy tỷ lệ cận thị ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng theo dự đoán của Jong M và cộng sự đến năm 2030 tỷ lệ cận thị sẽ tăng lên 46%[64].
Hiểu biết được điều này, chương trình can thiệp đã thiết kế nội dung rất chi tiết và yêu cầu các truyền thông viên dành nhiều thời gian để hướng dẫn giải thích các biện pháp phòng chống CTHĐ cho HS. Những kết quả đạt được là trả lời cho sự hiệu quả của chương trình. Sau can thiệp ở tất cả các biện pháp phòng chống CTHĐ đều có trên 85,4% số HS trả lời đúng. Cao nhất có đến 95,3% HS biết được rằng khoảng cách từ mắt đến sách vở là từ 25-35cm, có tới 94,5% nhận thức được cần phải học tập, vui chơi trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, có khoảng 90% HS nhận thức được cần khám mắt định kỳ 6 tháng/lần, khám mắt ngay khi có triệu chứng nhìn mờ tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt.
Kết quả nhận thức về CTHĐ sau 3 tháng can thiệp được duy trì ở mức cao. Điều này khẳng định được hiệu quả quả phương pháp truyền thông cũng như chương trình can thiệp trên đối tượng HS THCS.