Thực trạng nhận thức về yếu tố nguy cơ gây CTHĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 49 - 51)

Nhiều tác giả đã nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ cận thị khẳng định: CTHĐ do quá trình học tập và giải trí thiếu khoa học ở lứa tuổi học sinh. Khi đến trường các em phải học tập với cường độ cao trong điều kiện môi trường ánh sáng không bảo đảm, tư thế ngồi học không đúng, đọc sách với cự ly gần trong thời gian dài không nghỉ ngơi hợp lý; bàn ghế học sinh không phù hợp với chiều cao học sinh; chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít tham gia những hoạt động ngoài trời... Khi về nhà các em thường xem ti vi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần, hay đọc sách trong tư thế nằm ngửa, đọc ở những nơi không đủ ánh sáng, đọc những sách truyện có cỡ chữ nhỏ... Chính những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu tới khả năng điều tiết của đôi mắt, dẫn tới cận thị học đường đang ngày

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ HS không biết rằng thói quen thường xuyên nhìn gần là yếu tố nguy cơ gây cận thị chiếm tỷ lệ 49,4% cao hơn nhiều so với kết quả của Vũ Quang Dũng(33,94%)[17] và của HS THCS Tiền Hải tỉnh Thái Bình là 31,7%[76]. Nhận thức chưa đúng về xem tivi, chơi điện tử >2h/ngày thường xuyên là yếu tố nguy cơ gây cận thị là 46,7%. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan năm 2010 thì tỷ lệ HS dành thời gian cho việc giải trí trên tivi >2h/ngày là 31,8% và chơi điện tử >2h/ngày là 12,7%[25]. Theo Vũ Quang Dũng năm 2013, tỷ lệ HS THCS Thái Nguyên sử dụng vi tính hơn 2h/ngày là 11%, chơi điện tử >2h/ngày là 16,25%, xem tivi >2h/ngày là 11,67%[17].

Tư thế ngồi học tác động trực tiếp tới khung xương, cột sống của HS nên khi duy trì tư thế ngồi học sai cách trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khung xương và cột sống gây bệnh lý cong vẹo cột sống và dẫn tới khoảng cách từ mắt tới sách vở gần hơn làm tăng nguy cơ cận thị của HS. Tỷ lệ nhận thức sai về từ thế ngồi học của HS rất cao chiếm tỷ lệ 58,6%. Kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Dũng cho thấy tỷ lệ HS ngồi không đúng tư thế là 63,1%[17]. . Để có một tư thế ngồi học đúng đầu tiên phải có nhận thức đúng về tư thế ngoài ra kích thước bàn, ghế cũng phải phù hợp với chiều cao. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan tại trường THCS Phan Chu Trinh tỷ lệ chiều cao bàn ghế phù hợp chỉ có 10,5%[25], tại Thái Nguyên có 33,9%. Điều này có thể do bàn ghế được trang bị từ lâu chưa được thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN:7490: 2005 quy định về kích thước bàn ghế theo chỉ số nhân trắc của HS. Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng đã cho thấy chỉ có 2 trường trong tổng số 4 trường nghiên cứu có kế hoạch xây dựng và sửa chữa trường lớp hàng năm theo tiêu chuẩn vệ sinh học đường của Bộ Y tế[17]. .

Cường độ ánh sáng là yếu tố nguy cơ của CTHĐ, nếu thường xuyên làm việc, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng làm cho nguy cơ cận thị tăng cao[19]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HS nhận thức đúng về cường độ ánh sáng chiếm tỷ lệ thấp 38,1%. Nhận thức sai về chế độ dinh dưỡng là 47,2% nguyên nhân do sở thích của HS thường ăn đồ chiên rán và không muốn ăn rau, quả những chất giàu vitamin A có lợi cho thị giác.

Sau 1 tiết học(45 phút) là khoảng thời gian để mắt được nghỉ ngơi thư giãn. Tuy nhiên tỷ lệ HS dành khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa giờ này vào việc đọc truyện tranh, sách, báo là 22% và số HS ngồi tại lớp chiếm 41,5%. Chỉ có 41,5% HS đứng lên, đi lại và nhìn ra xa. Điều này có thể do HS ngại ra ngoài trong giờ giải lao, thích đọc truyện tranh hoặc HS không thích các hoạt động trong giờ giải lao như: đá cầu, đánh cầu lông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)