Thay đổi nhận thức chung về cận thị học đường sau can thiệp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 52 - 54)

Trước khi can thiệp mới chỉ có trên 50% HS nhận biết được khái niệm và nguyên nhân gây cận thị. Tỷ lệ HS nhận thức sai về khái niệm và nguyên nhân của cận thị còn cao. Sau can thiệp có trên 95% HS nhận thức đúng về khái niệm và nguyên nhân. Nhận thức về mức độ gia tăng cận thị cũng tăng đáng kể với tỷ lệ 93,6%. Đây là những con số hết sức tích cực thể hiện sự thành công của chương trình can thiệp.

Nhận thức đúng được các dấu hiệu và triệu chứng của CTHĐ có liên quan đến cách phòng bệnh và xử trí của HS. Tuy nhiên trước can thiệp mới chỉ có trên 42% HS nhận thức được hay nheo mắt khi nhìn xa, thích ngồi gần tivi, thường viết sai lỗi chính tả khi chép bài trên bảng là dấu hiệu cận thị và chỉ có 47,5% HS nhận thức được nhìn mờ là triệu chứng của bệnh. Sau can thiệp giáo dục, nhận thức về các dấu hiệu và triệu chứng của HS đã được cải thiện rõ rệt. Bằng chứng cho thấy có 92,5% HS nhận thức được các dấu hiệu và 87,3% nhận thức được triệu chứng của bệnh.

Đây là những con số hết sức đáng mừng vì với việc nhận thức được các dấu hiệu thì chắc chắn cách phòng bệnh và xử trí của HS cũng có những thay đổi tích cực.

Theo tác giả M.J. Cardosa, hiểu biết về những hậu quả có liên quan đến việc chủ động tiếp cận thông tin về bệnh của cộng đồng. Càng biết nhiều thông tin về hậu quả của bệnh thì cộng đồng sẽ càng tìm hiểu nhiều thông tin để dự phòng, điều này gián tiếp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh CTHĐ. Kết quả của chương trình can thiệp đã phần nào đạt được mục đích nêu trên. Trước can thiệp chỉ có 48,3% số HS nhận biết được CTHĐ có thể làm giảm khả năng nhìn xa, hạn chế các hoạt động vận động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của HS. Tuy nhiên sau can thiệp có một tỷ lệ rất cao HS có thể nhận thức được các hậu quả của bệnh chiếm 74,6%.

4.3.2. Thay đổi nhận thức về yếu tố nguy cơ gây CTHĐ

Thực trạng nhận thức đúng về các yếu tố nguy cơ của HS trước can thiệp là dưới 53%, nó cũng cho thấy được hiệu quả thấp của các chương trình truyền thông trước đây đã có. Tỷ lệ HS nhận thức đúng về các hoạt động làm gia tăng CTHĐ chiếm khoảng 50%, nhận thức đúng về tư thế ngồi học, cường độ ánh sáng chiếm khoảng 40%. Đặc biệt, tỷ lệ HS ngồi nghỉ tại chỗ, đọc sách, báo, truyện tranh trong giờ giải lao là 64,5%. Theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng năm 2013 về mối liên quan giữa hoạt động ngoài trời của HS với CTHĐ cho rằng những học sinh tham gia hoạt động ngoài trời trên 2 giờ/ngày với các hoạt động đá bóng, đá cầu, cầu lông, chạy, nhảy dây hoặc các hoạt động thể dục thể thao khác (hay nói cách khác là tham gia các hoạt động nhìn xa) thì nguy cơ mắc bệnh cận thị giảm 47% (OR=0,53) so với học sinh hoạt động ngoài trời dưới 2 giờ/ngày. Vì vậy, việc không nhận biết được các yếu tố nguy cơ sẽ giảm nhận thức được các biện pháp phòng bệnh.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chương trình can thiệp đã chủ động dành nhiều thời gian để truyền thông về vấn đề này và kết quả sau can thiệp đã cho thấy rõ được hiệu quả. Sau can thiệp đã có khoảng 90% HS nhận thức được các yếu tố nguy cơ gây cận thị. Kết quả nhận thức trên sau can thiệp 3 tháng là những con số hết sức lạc quan và cũng có thể dùng để dự đoán được sự thay đổi nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở tại thành phố nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)