Thói quen đọc, viết ở những nơi đầy đủ ánh sáng và giữ khoảng cách đúng là một trong những biện pháp nhằm hạn chế CTHĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có khoảng 50% HS nhận thức đúng về thói quen sinh hoạt này. Tỷ lệ HS nhận thức về thời gian khám mắt đình kỳ 6 tháng/lần là 34,5%. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan tỷ lệ HS THCS khám mắt định kỳ 6 tháng /lần là 38,2[25]. Điều này cho thấy số lượng HS quan tâm đến thị giác còn kém. Nhận thức về khoảng cách từ mắt tới sách, vở chiếm 44,8%. Nhận thức đúng về việc cần phải cho mắt nghỉ ngơi sau 45 phút làm việc, học tập chiếm 28,5%, Nhận thức về phương pháp xử trí với cận thị là dùng kính cận chiếm 65,7%. Tuy nhiên chỉ có 47,2% là đến phòng khám chuyên khoa mắt để khám và điều trị và có 14,1% HS cho rằng không cần phải làm gì và 34,8% đến cửa hàng kính tư nhân. Điều này có thể do sự tiếp xúc với thông tin CTHĐ không chính xác và các cửa hàng kính thuốc được thành lập quá nhiều. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Quang Dũng, tỷ lệ HS cho rằng khi CTHĐ không nên đeo kính là 21,5% và khi bị CTHĐ nếu đeo kính sẽ làm cận nặng thêm 24,7%[[17].
Bảng 3.13 cho thấy điểm trung bình nhận thức của HS thành phố Nam Định là 9,42. Trong đó điểm trung bình nhận thức về CTHĐ của HS nội thành(9,58) cao hơn so với HS ngoại thành(9,1). Điểm trung bình nhận thức trước can thiệp của nam giới là 9,51 cao hơn không nhiều so với nữ giới 9,31 với P>0,05. Biểu đồ 3.2 và 3.2 cho ta thấy, mức độ nhận thức về CTHĐ của HS theo mức độ yếu, trung bình, tốt lần lượt là: 45%,50%,5%. Trong đó tỷ lệ HS ngoại thành có mức độ nhận thức trung
hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên mức độ nhận thức tốt của HS thành phố Hồ Chí Minh là 13,8%[25]. Điều này có thể giải thích là do thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nên công tác truyền thông cũng như các dịch vụ y tế nhiều hơn nên các em có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thông tin về cận thị.