Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 33 - 36)

Thông tin/dữ liệu đã được thu thập trong khoảng 3 tháng từ 01/01/2017 đến 30/4/2017. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi có cấu trúc được thiết kế sẵn.

Người thu thập số liệu ngồi ở phòng khám đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu lần 1 bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi có sẵn cho những NB đang điều trị ngoại trú BPTNMT đủ tiêu chuẩn vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và sau can thiệp.

Tiến trình thu thập thông tin/dữ liệu Đánh giá trước can thiệp

+ Bước 1: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn được giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào bản đồng thuận (phụ lục 2) và được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi.

+ Bước 2 (thời điểm T1): Đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn (phụ lục1) và ghi lại các thông tin trả lời của NB vào phiếu trả lời. Sau đó người điều tra thu lại toàn bộ phiếu trả lời của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Can thiệp

+ Bước 3: Đối tượng tham gia nghiên cứu được tham gia vào chương trình tư vấn giáo dục sức khỏe về kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT.

Chương trình can thiệp

Mục tiêu: Nâng cao kiến thức về chế độ tuân thủ điều trị BPTNMT thông qua giáo dục sức khỏe.

Cơ sở can thiệp:

+ Dựa vào kết quả đánh giá lần 1

+ Dựa vào tài liệu Quyết định 2866/QĐ- BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” quy định chuyên môn được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước quy định các nội dung chẩn đoán và điều trị BPTNMT, kiến thức về bệnh, yếu tố nguy cơ của bệnh, các nội dung của chương trình điều trị dùng thuốc và chương trình điều trị không dùng thuốc.

Cách thức và địa điểm can thiệp: Hỏi ý kiến bệnh viện và khoa khám bệnh để sử dụng phòng 204 tại khoa khám bệnh để làm phòng tư vấn cho nghiên cứu. Nghiên cứu viên trực tiếp thực hiện thu thập số liệu và can thiệp đối với đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu viên phát tài liệu cho NB đọc 10 phút và sau đó tư vấn trực tiếp 20 phút cho nhóm 3 - 5 NB bằng nội dung xây dựng sẵn dựa theo chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống bệnh BPTNMT Quyết định 2866/QĐ - BYT ban hành ngày 08 tháng 07 năm 2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” kết hợp một số hình ảnh tờ rơi về kiểm soát BPTNMT không dùng thuốc được phát cho NB.

Thời gian can thiệp: Thời gian cho can thiệp là 30 phút/ NB đọc tài liệu 5 – 10 phút, tư vấn về các nội dung và trả lời thắc mắc 20 phút.

Nội dung can thiệp của chương trình giáo dục sức khỏe gồm:

Kỹ thuật sử dụng thuốc đường hít

- Có vai trò rất quan trọng giúp tuân thủ điều trị. - Ưu khuyết điểm của từng dạng thuốc.

- Hướng dẫn chi tiết, có hình ảnh minh họa, có thực hành. - Chú ý vệ sinh chống nhiễm khuẩn đối với dụng cụ, ống hít.

Các dấu hiệu cảnh báo đợt cấp

- Giúp NB nhận biết sớm nhất khi có các triệu chứng khởi đầu. - Có thái độ và cách xử trí thích hợp.

- Giảm bớt số lần nhập viện, thời gian nằm viện và chi phí y tế.

Hướng dẫn kiến thức về dinh dưỡng

- Có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị của NB. - Xây dựng chế độ ăn phù hợp với thể trạng NB.

- Hướng dẫn theo chỉ số BMI.

Hướng dẫn kiến thức phục hồi chức năng hô hấp - Mục đích luyện tập phục hồi chức năng hô hấp. - Nguyên tắc luyện tập phục hồi chức năng hô hấp.

- Hướng dẫn các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp: Thở cơ hoành, thở chúm môi, Ho có kiểm soát, Thở ra mạnh (phụ lục 4).

- Xây dựng chế độ luyện tập hợp lý và kết hợp với các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Đánh giá sau can thiệp

+ Bước 4: (thời điểm T2) Đánh giá ngay sau thời điểm can thiệp. Những đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn (phụ lục 1) và ghi lại các thông tin trả lời của NB vào phiếu trả lời. Sau đó người điều tra thu lại toàn bộ phiếu trả lời của đối tượng tham gia nghiên cứu. và ghi lại các thông tin trả lời của NB vào phiếu trả lời.

+ Bước 5: (thời điểm T3) Đánh giá sau thời điểm can thiệp 8 tuần. Những đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn (phụ lục 1) và ghi lại các thông tin trả lời của NB vào phiếu trả lời. Sau đó người điều tra thu lại toàn bộ phiếu trả lời của đối tượng tham gia nghiên cứu. và ghi lại các thông tin trả lời của NB vào phiếu trả lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)