2.6.1. Nhóm biến về nhân khẩu học
Stt Biến số/chỉ số Định nghĩa Phân loại biến số
Phương pháp thu thập
1. Năm sinh Năm sinh của NB. Biến rời rạc Phỏng vấn 2. Giới Là sự khác biệt về mặt
sinh học giữa nam giới và nữ giới. Biến nhị phân Phỏng vấn 3. Trình độ học vấn Cấp học cao nhất mà NB trải qua (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Biến định danh
Phỏng vấn
4. Nghề nghiệp Là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho NB. Biến định danh Phỏng vấn 5. Thời gian mắc BPTNMT Số năm mắc bệnh của NB. Biến thứ tự Phỏng vấn 6. Chẩn đoán bệnh (theo GOLD) NB được chẩn đoán ở các giai đoạn bệnh BPTNMT theo GOLD. Biến thứ tự Phỏng vấn 7. Bệnh đồng mắc khác Là bệnh khác ngoài BPTNMT mà NB mắc phải. Biến định danh Phỏng vấn
8. Nguồn thông tin người bệnh mong muốn nhận được Xác định NB nhận được các thông tin về bệnh BPTNMT gồm các giá trị: Nhân viên y tế; Thông tin truyền thông đại chúng; Bạn bè / người thân; các nguồn thông tin khác.
Biến định danh
2.6.2 Nhóm biến kiến thức và nhóm các biến về tuân thủ điều trị
Nhóm các biến về kiến thức:
Đối với biến kiến thức do việc đánh giá chịu ảnh hưởng của việc nhớ lại thông tin nên trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá 3 lần bằng tổng số điểm ở các mức độ tốt, khá, trung bình và yếu ở 3 thời điểm: Trước can thiệp (T1), ngay sau can thiệp (T2) và sau can thiệp 8 tuần (T3), sau đó so sánh để đánh giá hiệu quả sự thay đổi về kiến thức của NB. Phần kiến thức được đánh giá với 9 câu hỏi từ B1 đến B9 theo 4 sự lựa chọn. Lựa chọn đáp án đúng đúng được 1 điểm, lựa chọn đáp án sai được 0 điểm.
Nhóm các biến về tuân thủ:
Đối với các biến số này liên quan đến đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị của NB chúng tôi tiến hành đánh giá 3 lần bằng tổng số điểm điểm ở các mức độ tốt, khá, trung bình và yếu ở 3 thời điểm: Trước can thiệp (T1), ngay sau can thiệp (T2) và sau can thiệp 8 tuần (T3), sau đó so sánh để đánh giá hiệu quả sự thay đổi về kiến thức của NB.
NB muốn kiểm soát được bệnh BPTNMT tốt của bản thân thì cần phải có kiến thức tuân thủ một số vấn đề sau:
1. Kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc là dùng thường xuyên tất cả các loại thuốc được kê đơn theo đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế;
2. Kiến thức tuân thủ chế độ dinh dưỡng là chế độ ăn cần phải được chia ra nhiều bữa trong ngày (từ 4 - 6 bữa/ngày), ăn đủ năng lượng tối thiểu hàng ngày cho người bệnh BPTNMT là 30kcalo/kg trọng lượng cơ thế, ăn đủ đạm, giảm tinh bột, ăn đủ chất xơ, ăn hạn chế muối natri cholesterol và acid béo bão hòa; Không tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối natri được quy ước trong nghiên cứu này là khi NB thường ăn các loại thực phẩm có nhiều muối natri như các loại thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn (thịt hun khói, xúc xích, thịt hộp, bơ mặn, phomát) dưa, cà muối, cá mắm, ăn mì ăn liền, ăn hết phần nước của bát mì, phở, bún đặc biệt bún riêu cua… Ngoài ra còn thường ăn thêm gia vị, nước mắm tương, muối vừng khi ăn chung với gia đình.
3. Kiến thức tuân thủ liên quan đến sử dụng thuốc lá/thuốc lào, rượu/bia là không hút thuốc lá/thuốc lào; sử dung < 15gam cồn/ngày tức là số lượng rượu/bia ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam) ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần nam) ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ) (một cốc chuẩn chứa 10 gram ethanol tương đương 330ml bia hoặc 120 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh).
4. Kiến thức tuân thủ chế độ luyện tập phục hồi chức năng hô hấp: là tập thể dục ở mức độ vừa phải như đi bộ nhanh khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày. Và các nội dung của chương trình phục hồi chức năng hô hấp giúp hỗ trợ NB bằng các động tác hô hấp: Ho có kiểm soát, thở mạnh ra, thở cơ hoành, thở chúm môi.