tính trước và sau can thiệp giáo dục
Kiến thức cơ bản về bệnh và yếu tố nguy cơ của BPTNMT là vấn đề rất quan trọng đối với người mắc BPTNMT nói riêng và cộng đồng nói chung. Người dân cần hiểu biết rõ về bệnh thì mới biết cách phòng bệnh cũng như điều trị tích cực và tuân thủ điều trị tốt hơn để kiểm soát BPTNMT.
Kiến thức chung về bệnh và yếu tố nguy cơ BPTNMT: Về kiến thức chung về bệnh và yếu tố nguy cơ BPTNMT trước can thiệp tỷ lệ trả lời của đối tượng nghiên cứu được đánh giá ở mức yếu chiếm tới 91,1%. Khi hỏi về khái niệm BPTNMT chỉ có 5,6% NB trả lời đúng hoặc hỏi về các yếu tố nguy cơ về môi trường chỉ có 30% NB tham gia nghiên cứu trả lời đúng. Điều này cho thấy đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chưa quan tâm nhiều đến kiến kiến thức chung về bệnh và yếu tố nguy cơ BPTNMT của bệnh do đó cần thiết phải có biện pháp để nâng cao nhận thức cho NB về sự nguy hiểm cũng như cách phòng kiểm soát tránh biến chứng. Với độ tuổi của đối tượng nghiên cứu tương đối cao 72 ± 8,23 tuổi nên, đối tượng nghiên cứu này thường rất thụ động trong việc tìm hiểu kiến thức luôn đòi hỏi có sự cung cấp, trao đổi thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cần có sự nhắc nhở đốc thúc thường xuyên. Kết quả thu được tương đồng với kết quả nghiên cứu của Maria Conceicao de Castro (2014) thực hiện tại Brazil mặc dù sử dụng bộ câu hỏi khác nhau nhưng kết quả của Maria ghi nhận chỉ có 9,2% NB công nhận thuật ngữ COPD, 16,2% NB trả lời đạt với nội dung kiến thức có liên quan đến bệnh [32].
Kiến thức về đợt cấp BPTNMT: Đối tượng tham gia nghiên cứu có đánh giá ở mức độ yếu chiếm 94,4 % kiến thức về đợt cấp của BPTNMT. Chỉ có 13,3% NB tham gia nghiên cứu trả lời đúng về câu hỏi dấu hiệu của đợt cấp hay có 21,1% NB trả lời đúng về câu hỏi hậu quả đợt cấp trước khi can thiệp giáo dục
Về đánh giá chung về có hay không sự cải thiện sau can thiệp thì trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá bằng tổng điểm trước và sau can thiệp (ngay sau
can thiệp và sau can thiệp 8 tuần). Với mỗi câu trả lời đạt cho 1 điểm không đạt cho 0 điểm. Theo đó tổng điểm trung bình về kiến thức chung về bệnh và chế độ điều trị có cải thiện sau can thiệp cụ thể bằng sự thay đổi điểm số như sau: trước can thiệp tổng điểm trung bình là 2,72 ± 1,28 ngay sau can thiệp là 5,5 ± 1,15 và sau can thiệp 8 tuần là 5,06 ± 1,33 trên tổng số 9 điểm. Sự khác biệt giữa trước can thiệp, ngay sau can thiệp và sau can thiệp 8 tuần đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Theo nghiên cứu của Hoerl, McCormack thì thông thường người ta có khả năng nhớ được 75% những gì đã học vào lúc kết thúc việc học và lưu giữ được không quá 10% ở thời điểm 30 ngày sau, có nghĩa là hơn 90% những gì đã học sẽ được quên đi từ sau 30 ngày [29]. Trong nghiên cứu này của chúng tôi phần lớn NB là người cao tuổi có độ tuổi trung bình 72 ± 8,23 vì vậy sau thời gian ngắn NB có thể quên phần nào kiến thức đã được tư vấn cụ thể nếu coi mức điểm trung bình 13,36 là NB nhớ 100% thì sau can thiệp 8 tuần thì điểm trung bình giảm còn 10,07 tương đương với NB đã lưu giữ hơn 70% kiến thức. Nói các khác, kết quả của can thiệp trong nghiên cứu ghi nhận sự cải thiện tốt. Nội dung can thiệp phù hợp với các đối tượng nghiên cứu, giới thiệu kiến thức và thực hiện thực hành trước đối tượng nghiên cứu sẽ giúp đối tượng nghiên cứu hiểu và ghi nhớ những nội dung kiến thức truyền đạt. Nội dung nghiên cứu đề cập đến sự tuân thủ điều trị của BPTNMT, tính thiết thực và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu kết hợp với phương pháp truyền thông tốt không những nhấn mạnh, giúp NB lưu tâm chú ý mà còn cải thiện được kiến thức tuân thủ điều trị của NB giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, điều trị, chăm sóc NB BPTNMT.