hồi chức năng hô hấp trước và sau can thiệp giáo dục
Kiến thức tuân thủ tập thể dục/thể thao là tập thể dục đều đặn ở mức độ vừa phải (như đi bộ nhanh) khoảng 30-60 phút mỗi ngày. Khi giới thiệu về chế độ luyện tập dành cho NB BPTNMT, nhiều NB chưa biết đến hình thức luyện tập này, nên khi thực hiện đánh giá đã thu được kết quả 93,3% NB có kiến thức yếu về chế độ luyện tập cho BPTNMT và 100% NB có kiến thức yếu về chế độ phục hồi chức năng hô hấp BPTNMT. Cụ thể sự hiểu biết về các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp bao gồm mục đích kỹ thuật ho có kiểm soát, mục đích kỹ thuật thở chúm môi hay mục đích kỹ thuật thở cơ hoành lần lượt là 44,4%; 7,8%; 3,3% trước can thiệp giáo dục. Khi thực hiện can thiệp, chúng tôi đã rất chú trọng về nội dung này có kèm phát tờ rơi và có thực hiện minh họa để NB quan sát, kèm thêm phân tích để giúp NB hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của các bàn tập luyện tập, phục hồi
chức năng hô hấp. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung và cộng sự thực hiện tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương có đánh giá về hiệu quả của chương trình phục hồi chức năng hô hấp cho NB BPTNMT. Chương trình này kéo dài trong 8 tuần có so sánh kết quả thu được ở 2 nhóm tham gia nghiên cứu là nhóm can thiệp (có áp dụng chương trình phục hồi chức năng hô hấp) và nhóm đối chứng. Ghi nhận được sự tăng vận động bằng tăng khoảng cách đi bộ 6 phút, Chất lượng cuộc sống cải thiện rõ rệt bằng sụ giảm tổng số điểm SGRQ và tỷ lệ cai thuốc lá ở nhóm can thiệp là 100% [13]. Với nghiên cứu của tôi chỉ dừng lại ở mức đánh giá sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị của NB BPTNMT, nhưng đây sẽ là bước đầu để tôi có thể tiếp tục các nghiên cứu khác có ý nghĩa hơn nữa đối với người mắc BPTNMT.
Khi thực hiện đánh giá ở thời điểm T2, T3, kết quả thu được sự can thiệp có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.