Thực trạng và sự thay đổi kiến thức tuân thủ chế độ dinh dưỡng trước và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 64)

sau can thiệp giáo dục

Kiến thức tuân thủ chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa BPTNMT và giảm các yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc cũng như góp phần làm giảm liều và lượng thuốc uống nhưng là vấn đề khó khăn trong việc áp dụng do đời sống xã hội, nhận thức của người bệnh, do thói quen ăn uống sinh hoạt gia đình đã hình thành từ trước. Hơn nữa phong tục tập quán của người Việt thường sống và ăn cùng con cháu nên rất khó thực hiện chế độ ăn riêng dành cho người mắc BPTNMT tại đây ghi nhận có 94,5% NB chưa có kiến thức đúng về lựa chọn số bữa ăn, và 90% NB chưa có câu trả lời đúng về lượng muối nên sử dụng trong 1 ngày thích hợp trước can thiệp giáo dục. Qua bảng kết quả thấy kiến thức chế độ dinh dưỡng cho NB đã ghi nhận sự thay đổi từ điểm trung bình 0,44 ± 0,56 lên 2,04 ± 0,66 ở thời điểm T2 và ở mức 1,73 ± 0,68 ở thời điểm T3. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cá biệt kết quả ghi nhận mức tăng điểm ở thời điểm T3 so với thời điểm T1 là -1. Điều này cho thấy kiến thức của NB ở thời điểm sau 8 tuần can thiệp có sự giảm đi trong đánh giá, thấy rằng có sự quên kiến thức của NB do nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả này như thời gian, sự nhắc lại kiến thức cảu NB... Tuy nhiên trường hợp này là không nhiều và cũng không làm ảnh hưởng đến sự thay đổi kiến thức sau can thiệp biểu hiện bằng mức tăng điểm của thời điểm T3 so với T1 là 1,28 ± 0,86 và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

4.6. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức kiến thức tuân thủ không sử dụng thuốc lá/ thuốc lào, hạn chế sử dụng bia/ rượu trước và sau can thiệp giáo dục

Kiến thức không sử dụng thuốc lá/thuốc lào: Bảng 3.10 đã cho biết phân loại kiến thức không sử dụng thuốc lá/thuốc lào của NB BPTNMT, nghiên cứu ghi nhận sử dụng thuốc lá là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình bệnh tật của NB, tuy nhiên khảo sát nghiên cứu ghi nhận kiến thức sử dụng thuốc lá/thuốc lào của

NB lại rất thấp chiếm 95,6%. Ngoài ra hơn ½ số NB tham gia nghiên cứu vẫn chỉ cho rằng chỉ cần hút thuốc lá giảm đi là phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trong nghiên cứu Trần Hoàng Thành (2009) thực hiện tại khoa Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận số NB vẫn sử dụng thuốc lá/ thuốc lào chiếm tới 96% đối tượng nghiên cứu là nam giới. Số lượng thuốc lá sử dụng trung bình > 10 bao/năm cá biệt có 19% NB sử dụng > 40 bao thuốc lá/năm [22].

Kiến thức hạn chế sử dụng bia/ rượu: Tuân thủ hạn chế uống rượu/bia được đánh giá dựa trên lượng rượu/bia tối đa được phép uống ngày nhiều nhất và trong cả tuần quy ra cốc chuẩn. Theo đó những NB được coi là tuân thủ khi uống ngày nhiều nhất dưới 3 cốc chuẩn (nam) dưới 2 cốc chuẩn (nữ) và tổng cộng uống ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam) 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). Theo cách đánh giá này thì tỷ lệ tuân thủ hạn chế uống rượu/bia trước và sau can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối cao đạt lần lượt 70%; 47,8%.

Qua 1 lần can thiệp và 3 lần đánh giá. Đánh giá trước can thiệp, đánh giá ngay sau can thiệp và sau can thiệp 8 tuần cũng ghi nhận kết quả kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc lá/ thuốc lào, rượu/bia có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

4.7. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức về tuân thủ chế độ luyện tập và phục hồi chức năng hô hấp trước và sau can thiệp giáo dục hồi chức năng hô hấp trước và sau can thiệp giáo dục

Kiến thức tuân thủ tập thể dục/thể thao là tập thể dục đều đặn ở mức độ vừa phải (như đi bộ nhanh) khoảng 30-60 phút mỗi ngày. Khi giới thiệu về chế độ luyện tập dành cho NB BPTNMT, nhiều NB chưa biết đến hình thức luyện tập này, nên khi thực hiện đánh giá đã thu được kết quả 93,3% NB có kiến thức yếu về chế độ luyện tập cho BPTNMT và 100% NB có kiến thức yếu về chế độ phục hồi chức năng hô hấp BPTNMT. Cụ thể sự hiểu biết về các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp bao gồm mục đích kỹ thuật ho có kiểm soát, mục đích kỹ thuật thở chúm môi hay mục đích kỹ thuật thở cơ hoành lần lượt là 44,4%; 7,8%; 3,3% trước can thiệp giáo dục. Khi thực hiện can thiệp, chúng tôi đã rất chú trọng về nội dung này có kèm phát tờ rơi và có thực hiện minh họa để NB quan sát, kèm thêm phân tích để giúp NB hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của các bàn tập luyện tập, phục hồi

chức năng hô hấp. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung và cộng sự thực hiện tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương có đánh giá về hiệu quả của chương trình phục hồi chức năng hô hấp cho NB BPTNMT. Chương trình này kéo dài trong 8 tuần có so sánh kết quả thu được ở 2 nhóm tham gia nghiên cứu là nhóm can thiệp (có áp dụng chương trình phục hồi chức năng hô hấp) và nhóm đối chứng. Ghi nhận được sự tăng vận động bằng tăng khoảng cách đi bộ 6 phút, Chất lượng cuộc sống cải thiện rõ rệt bằng sụ giảm tổng số điểm SGRQ và tỷ lệ cai thuốc lá ở nhóm can thiệp là 100% [13]. Với nghiên cứu của tôi chỉ dừng lại ở mức đánh giá sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị của NB BPTNMT, nhưng đây sẽ là bước đầu để tôi có thể tiếp tục các nghiên cứu khác có ý nghĩa hơn nữa đối với người mắc BPTNMT.

Khi thực hiện đánh giá ở thời điểm T2, T3, kết quả thu được sự can thiệp có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

4.8. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau can thiệp giáo dục. mạn tính trước và sau can thiệp giáo dục.

Với cách phân loại đánh giá kiến thức thành 4 mức độ là yếu, trung bình, khá và tốt thì đánh chung phân loại mức độ kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT trước và sau can thiệp được thể hiện ở biểu đồ 3.5. Cụ thể trước can thiệp 100% kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT của NB được đánh giá ở mức độ yếu, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10% tại thời điểm ngay sau can thiệp giáo dục sức khỏe tuy nhiên sau 8 tuần tỷ lệ NB có kiến thức ở mức độ yếu tăng lên đến 50%. Điều này ghi nhận can thiệp của chúng tôi đã có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT của NB.

Bảng 3.17 cho thấy điểm trung bình về kiến thức tuân thủ điều trị của NB trước can thiệp là 8,57 ± 3,07 dao động từ 1 đến 17 điểm. Thời điểm ngay sau can thiệp điểm trung bình kiến thức tăng lên 21,94 ± 2,47 dao động từ 16 đến 28 điểm với mức ý nghĩa p < 0,001. Sự thay đổi này có ý nghĩa tăng tỷ lệ kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT thực sự. Sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị sau can thiệp giáp dục có thể giải thích bằng mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) [41] là mô hình tâm lý dùng để giải thích và dự đoán hành vi sức khỏe bằng thái độ và niềm niên của các cá nhân. Chúng tôi áp dụng HBM để thay đổi kiến thức cho NB ở các điểm sau:

Một là tính cảm nhận của cá nhân: Quá trình này NB tự cảm nhận mức độ nguy cơ do tình trạng bệnh gây nên. Trong chương trình can thiệp của chúng tôi có đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh, kiến thức về BPTNMT, kiến thức về chế độ tuân thủ điều trị BPTNMT để NB có thể hiểu được các nội dung tuân thủ (tuân thủ sử dụng thuốc, tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tuân thủ không sử dụng thuốc lá/thuốc lào và tuân thủ theo chế độ luyện tập, phục hồi chức năng hô hấp) và đánh giá được mức độ tuân thủ của mình. Hai là nhận thức về mức độ nghiêm trọng.: Chúng tôi cung cấp các thông tin về những hậu quả của việc NB không tuân thủ điều trị như tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian điều trị, tần suất nhập viện do đợt cấp….Để từ đó NB nhận thức được sự nguy hiểm nếu không tuân thủ điều trị. Ba là nhận thức những lợi ích của vấn đề: Chúng tôi tư vấn những lợi ích của việc tuân thủ như tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị, hạn chế được tần suất nhập viện do đợt cấp...Bốn là nhận thức về những rào cản: chúng tôi đã hỏi về những khó khăn khi thực hiện tuân thủ điều trị (do quên, do tác dụng phụ của thuốc, do phụ thuộc vào người trong gia đình…). Sau đó nghiên cứu viên và NB cùng nhau trao đổi về những giải pháp để khắc phục những khó khăn. Kết quả sau tại thời điểm sau can thiệp 8 tuần điểm trung bình kiến thức có giảm xuống còn 18,65 ± 2,97 dao động từ 10 đến 25 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,001.

Là nghiên cứu khoa học mới về lĩnh vực tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên nghiên cứu cũng không tránh được một số thiếu sót cần được nghiên cứu rõ hơn trong xác định các yếu tố liên quan đến thực trạng kiến thức cũng như sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Cần tìm hiểu về thực hành tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh, cũng như các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng áp dụng chương trình phục hồi chức năng hô hấp trên người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can thiệp giáo dục.

Trước can thiệp 91,1% kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh được đánh giá ở mức độ yếu.

Tỷ lệ người bệnh hiểu biết về nguyên tắc không sử dụng thuốc lá/thuốc lào sai chiếm 51,1% và 71,1% người bệnh chưa có hiểu biết đúng về ảnh hưởng của thuốc lá/thuốc lào đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can thiệp giáo dục.

Trước can thiệp 93,3% kiến thức tuân thủ chế độ tập luyện thể dục thể thao, phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh được đánh giá ở mức độ yếu, trong đó có 87,8 % người bệnh lựa chọn sai nguyên tắc luyện tập dành cho người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

2. Kiến thức tuân thủ chế độ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau can thiệp giáo dục.

100% kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh được đánh giá ở mức độ yếu tại thời điểm trước can thiệp, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10% tại thời điểm ngay sau can thiệp giáo dục sức khỏe tuy nhiên sau 8 tuần tỷ lệ người bệnh có kiến thức ở mức độ yếu tăng lên đến 50%. Điểm trung bình kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can thiệp là 8,57 ± 3,07 tăng lên 21,94 ± 2,47 và 18,65 ± 2.97 sau can thiệp sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả và phân tích kết quả, nghiên cứu có đưa ra các khuyến nghị sau:

1. Đối với cơ quan quản lý.

Phòng Chỉ đạo tuyến cần cập nhật kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cần chỉ đạo phối hợp với các khoa phòng khác trong bệnh viện (khoa Khám bệnh, khoa Phục hồi chức năng, khoa Cận lâm sàng..) trong tác khám chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nâng cao chất lượng quản lý người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

2. Đối với nhân viên y tế.

Nhân viên y tế (bác sĩ và điều dưỡng) cần hỗ trợ và khuyến khích xây dựng biện pháp hỗ trợ nhắc nhở về chế độ tuân thủ điều trị. Chủ động tư vấn lại cách xử lý khi quên và khi gặp bất thường cho người bệnh mỗi lần tái khám. Tuyên truyền về tác hại của rượu bia, thuốc lá/thuốc lào, dinh dưỡng, thuốc, chế độ luyện tâp đối với sức khỏe, lợi ích của việc tham gia tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và những hiệu quả mang lại cho sức khỏe người bệnh.

3. Đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, vì vậy cần phải tuân thủ điều trị bệnh để điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bùi Phương Anh và Đinh Hoàng Sang (2014). Nghiên cứu tỷ lệ mắc và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Quy Nhơn. Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII, 23-25. 2. Nguyễn Thị Phương Anh (2014). Dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc

nghẽn mạn tính. Hội thảo khoa học về hen - COPD, Hà Nội, 18-19.

3. Bộ Y tế (2006). Quyết định 2879/QĐ- BYT về Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2015). Quyết định số 2866/QĐ- BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hà Nội. 5. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh học Nội khoa,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 42-54. 6. Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Đình Hợi và Ngô Đức Kỳ (2013). Khảo sát đặc điểm và tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Vinh - Nghệ An.

Tạp chí Y học thực hành, 879, 91-93.

7. Dương Thị Thu Cúc và cộng sự (2014). Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Kỷ yếu hội nghị khoa học An Giang 2014, An Giang, 22-25.

8. Trần Thị Hằng và Hoàng Hà (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Y dược Thái Nguyên, 89(1), 95-99.

9. Ngô Huy Hoàng (2016). Giáo trình Chăm sóc người bệnh Nội khoa, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 117-124.

10. Trịnh Mạnh Hùng (2012). Nghiên cứu một số yếu tố làm xuất hiện nhiều đợt cấp trong năm ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Y học thực hành, 825, 121-122.

11. Mai Xuân Khẩn, Đỗ Quyết và Trần Thị Hồng Thanh (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thực trạng chẩn đoán điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện tỉnh Nghệ An. Tạp chí Y học thực hành, 822, 31-35.

12. Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2010). Mô hình quản lí Hen/COPD tại đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính bệnh viện Lao và bệnh Phổi trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 2, 46-48.

13. Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2010). Hiệu quả điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 704, 48-52.

14. Nguyễn Tấn Phong và Vũ Thị Chăm (2012), Đánh giá quản lý, điều trị ngoại trú bệnh phổi tăc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định tại khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nam Định.

15. Vũ Xuân Phú (2012). Chi phí điều trị của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh bệnh phổi trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 804, 51-53.

16. Nguyễn Minh Phúc (2014). Khảo sát nhận thức của bệnh nhân về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Nội Tổng Hợp bệnh viện đa khoa Thống Nhất năm 2014. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)